Tiểu Luận Tiểu luận Một số biện pháp quản lý nhằm Đổi mới Phương pháp dạy học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận Một số biện pháp quản lý nhằm Đổi mới Phương pháp dạy học
    PHẦN MỞ ĐẦU



    1. Lý do chọn đề tài. Theo nghị quyết của Ban chấp hành TW Đảng khoá VII (1/1993), Nghị quyết 2 của Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII (12/1996); Nghị quyết của Quốc hội khoá X (tháng 12/2000) đã đề cập rất rõ vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục tinh thần cơ bản của đổi mơí phương pháp dạy học theo quan điểm của Đảng ta là: phải phát huy tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp đặc điểm của từng lớp học môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tỉnh cảm, đem lại niềm tin và hứng thú học tập của học sinh - Chỉ thị 40/CTTW của ban Bí thư TW Đảng ngày 15/6/2004 đã nêu rõ: Đặc điểm đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp giáo dục nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng về lý thuyết ít khuyến khích tư duy sáng tạo, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho người học trong các trường phổ thông hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề trọng tâm. Vấn đề này đã được các cấp quản lý rất coi trọng, nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo làm chủ được khoa học công nghệ, làm chủ đất nước. Tuy nhiên sự đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi cấp thiết quan trọng của xã hội, phổ biến là vẫn cách dạy thông báo kiến thức đã định sẵn, cách học vẫn còn thụ động. Tình trạng chung vẫn là "thầy đọc - trò chép", hoặc giảng giải xen kẽ với vấn đáp tái hiện có giải thích, có minh hoạ bằng tranh. Ở trường THPT Nguyễn Huệ - TP Huế, vấn đề đòi hỏi phương pháp dạy học cũng đã được thực hiện và được xem là vấn đề sống còn là vấn đề bức thiết của trường chúng tôi. Chúng tôi quan niệm rằng chỉ có đổi mới phương pháp dạy học mới tạo điều kiện cho trường chúng tôi hoàn thành mục tiêu giáo dục của nhà trường và tùng bước nâng vị trí của trường chúng tôi lên ngang tầm của nền giáo dục và đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và của cả nước nói chung. Song vấn đề đổi mới phương pháp dạy học tại trường chúng tôi chỉ dừng lại ở mức độ hình thức, có tính phong trào, đơn điệu nên chưa đáp ứng với đòi hỏi cấp thiết của học sinh, phụ huynh học sinh và xã hội. Đây thực sự là vấn đề mà đội ngũ quản lý chúng tôi đã từng trăn trở về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan đã phân tích ở trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp quản lý nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở Trường THPT - Nguyễn Huệ - Huế". 2. Mục đích nghiên cứu. Đề xuất một số biền pháp quản lý công tác đổi mới phương pháp dạy học ở Trường THPT Nguyễn Huệ - Huế. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Xác định cơ sở khoa học của việc quản lý công tác đổi mới phương pháp dạy học. 3.2. Đánh giá thực trạng công tác đổi mới phương pháp dạy học ở Trường THPT Nguyễn Huệ - Huế. 3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý công tác đổi mới phương pháp dạy học ở Trường THPT Nguyễn Huệ - Huế. 4. Đối tượng nghiên cứu. Biện pháp nhằm quản lý công tác đổi mới phương pháp dạy học ở Trường THPT Nguyễn Huệ - Huế. 5. Phương pháp nghiên cưú. 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Nghiên cứu các văn kiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng về giáo dục và đào tạo. - Nghiên cứu nhiệm vụ văn học của Bộ giáo dục và đào tạo, nghiên cứu luật giáo dục. - Nghiên cứu các giáo trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THPT. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tế: - Sử dụng các phương pháp quan sát, đàm thoại, phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trường THPT Nguyễn Huệ. - Tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo về lĩnh vực đổi mới phương pháp dạy học. 5.3 Phương pháp hỗ trợ. Lập bảng thống kê, biểu bản, sơ đồ
    PHẦN NỘI DUNG​ ​ Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ.​ ​ 1.1. Cơ sở lý luận. 1.1.1 Một số quan điểm tiếp cận trong đổi mới phương pháp dạy học. * Tiếp cận hoạt động- nhân cách. Tiếp cận hoạt động- nhân cách là sự vận dụng lý thuyết hoạt động vào việc nghiên cứu sự phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách của con người, cũng như các vấn đề của quá trình giáo dục, dạy học. Về mặt lý thuyết hoạt động dạy học được tạo bởi hai hoạt động với 2 chủ thể riêng: hoạt động của thầy và hoạt động của trò. Hoạt động dạy do thầy làm chủ thể và hướng vào đối tượng là học sinh và hoạt động nhân thức của học sinh. Thầy tác động vào nhân cách của học sinh và điều khiển hoạt động nhận thức của họ, giúp họ chiếm lĩnh hệ thống kinh nghiệm xã hội ấy. Trong thực tế, 2 hoạt động dạy và học luôn luôn tồn tại như là một hoạt động chung thống nhất. Chính vì vậy, phương pháp dạy học phải thực sự trở thành chung cho thầy và trò. Phương pháp dạy của thầy bao giờ cũng phải hướng tới và tạo ra phương pháp học của trò. Cho nên, tiếp cận hoạt động - nhân cách là cơ sở rất quan trọng cho việc đổi mới PPDH ở Trường THPT. * Tiếp cận hệ thống cấu trúc. Tiếp cận hệ thống - cấu trúc đòi hỏi nghiên cứu, vận dụng đổi mới phương pháp dạy học luôn luôn đặt nó trong hệ thống, hoặc là, nó là một bộ phận của một hệ thống. Quá trình dạy học là một hệ thống bao gồm bảy thành tố cơ bản: mục đích dạy học, nội dung dạy học,phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, người dạy học, người học, và kết quả dạy học. Chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, cùng vận động và phát triển, trong đó phương pháp dạy học là một thành tố cơ bản trong hệ thống đó và chịu sự chi phối của các thành tố khác. Với quan điểm hệ thống, việc đổi mới PPDH đòi hỏi phải hoàn thiện các thành tố khác của hệ thống và đảm bảo tính đồng bộ của nó. Có như vậy việc đổi mới thực sự có hiệu quả và khả thi. * Tiếp cận "Dạy học tập trung vào người học" (dạy học lấy học sinh làm trung tâm). Day học sinh làm trung tâm, đây là 1 tư tưởng, một xu hướng dạy học xuất phát từ những cơ sở triết học và có nguồn gốc từ nhiều hệ thống quan điểm. với tư tưởng này, coi học sinh là trung tâm của nhà trường, của dạy học, đề cao kinh nghiệm, nhu cầu, hứng thú, vai trò, hoạt động của cá nhân học sinh. Trong những năm gần đây, với xu thế mở cửa, tư tưởng "Dạy học tập trung vào người học" được tràn vào nước ta, nó được tiếp đón khá nồng nhiệt và nhanh chóng trở thành một tư tưởng chủ đạo cho sự đổi mới nền giáo dục cổ truyền đang cực kỳ lỗi thời và kém hiệu quả. Phương pháp này có thể khắc phục được những yếu kém, hạn chế của "Phương pháp dạy học tập trung vào người dạy". Đây cũng là một đinh hướng, một xu hướng rất quan trọng trong việc đổi mới và hoàn thiện PPDH. 1.1.2 Quan điểm về đổi mới Phương pháp dạy học. Đổi mới giáo dục nói chung, phương pháp dạy học nói riêng là qui luật phát triển tất yếu của thời đại và của mõi quốc gia trên bước đường phát triển của xã hội của giáo dục và chính bản thân người làm công tác giáo dục, của giáo viên và học sinh trong điều kiện mới. Đổi mới không phải thay cái cũ bằng cái mới, mà nó là sự kế thừa và sử dụng một cách có chọn lọc và sáng tạo các phương pháp dạy học truyền thống.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...