Tiểu Luận Tiểu luận môn tài chính tiền tệ. Đề tài Ngân hàng thương mại (file word và file thuyết trình powerpo

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận môn: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
    Tên đề tài: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    (file word và file thuyết trình powerpoint)

    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU 3
    Chương 1: Sơ lược về ngân hàng thương mại 4
    1.1. Lý thuyết chung về ngân hàng thương mại 4
    1.1.1. Khái niệm 4
    1.1.2. Bản chất 4
    1.1.3. Phân loại 4
    1.1.3.1. Dựa vào hình thức sở hữu 4
    1.1.3.2. Dựa vào chiến lược kinh doanh 5
    1.1.4. Chức năng 5
    1.1.4.1. Chức năng trung gian tín dụng 5
    1.1.4.2. Chức năng trung gian thanh toán 5
    1.1.4.3. Chức năng tạo tiền 6
    1.2. Hoạt động của ngân hàng thương mại 7
    1.2.1. Hoạt động tạo lập nguồn vốn 7
    1.2.2. Hoạt động sử dụng và khai thác nguồn vốn 8
    1.2.3. Các hoạt động khác 8
    1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHTM 8
    1.3.1. Sự gia tăng nhanh chóng trong danh mục sản phẩm dịch vụ 8
    1.3.2. Sự gia tăng cạnh tranh 9
    1.3.3. Sự gia tăng chi phí vốn 9
    1.3.4. Sự gia tăng các nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất 9
    1.3.5. Cách mạng trong công nghệ ngân hàng 10
    1.4. Vai trò của ngân hàng thương mại 10
    1.5. Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại 10
    1.5.1. Nghiệp vụ tạo vốn - Nghiệp vụ nợ 10
    1.5.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn 12
    1.5.3. Nghiệp vụ trung gian - Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng 14
    Chương 2: Ngân hàng thương mại ở Việt Nam 15
    2.1. Quá trình ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại ở Việt Nam 15
    2.1.1. Thời kỳ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX 15
    2.1.2. Thời kỳ từ năm 1927 đến năm 1975 16
    2.1.3. Thời kỳ sau khi nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành lập 16
    2.1.4. Thời kỳ sau khi đất nước đã giành được độc lập thống nhất hoàn toàn 17
    2.2. Thực trạng hoạt động của NHTM Việt Nam trong thời gian qua 18
    2.3. Một số giải pháp và kiến nghị cho phát triển ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới 23
    2.3.1. Phát triển đông bộ 23
    2.3.2. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tài chính nhà nước với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 23
    2.3.3. Nâng cấp thị trường nội tệ liên ngân hàng và tích cực đầu tư 23
    2.3.4. Hoàn thiện các quy định pháp lý về nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng 24
    2.3.5. Đa dạng hóa các kênh phân phối và thực hiện phân phối có hiệu quả . 24
    2.3.6. Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ của NHTM 25
    2.3.7. Tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng 25
    2.3.8. Các giải pháp khác 26
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 27



    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong nền kinh tế, nhu cầu về vốn đầu tư và các nguồn liên tiết kiệm có thể phát sinh từ những chủ thể khác nhau. Những người có cơ hội sinh lời thì thiếu vốn, trái lại những người có vốn nhàn rỗi thì lại không có cơ hội đầu tư. Vì vậy, cần phải có một cơ chế chuyển vốn từ những nơi có vốn dư thừa đến những nơi đang cần vốn. Việc đi vay, cho vay và góp vốn này được thực hiện qua các trung gian tài chính như: ngân hàng, các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và cho vay, các công ty bảo hiểm hay các tổ chức trung gian đầu tư các trung gian tài chính đều đóng vai trò cầu nối giữa hai bên đi vay và cho vay, cầu nối giữa công ty và nhà đầu tư. Do đó, chức năng của những tổ chức này rất quan trọng trong hoạt động của nền kinh tế. Trong các loại hình tổ chức trung gian tài chính thì Ngân hang thương mại có hoạt động gần gũi nhất với người dân và thị trường tài chính. Mọi công dân đều chịu tác động của ngân hàng, dù họ là khách hàng gửi tiền, một người vay hay đơn giản là người đang làm việc cho một doanh nghiệp có vay vốn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Cũng giống như các tổ chức tài chính khác, ngân hàng thương mại luôn phải kinh doanh bằng tiền của người khác và chính điều ấy, ất kỳ một sự sụp đổ nào của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào, thông thường nếu không có những biện pháp xử lí thông minh và khéo léo đều có thể lây lan, mà hậu quả là sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng gây thiệt hại lớn.
    Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính có giới hạn hoạt động rộng lớn và đa dạng (với chức năng cơ bản liên quan đến), là doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng đối với tất cả các chủ thể kinh tế. Với chức năng và dịch vụ trên, ngân hàng trở thành” cửa hàng bách hóa tổng hợp các hoạt động tài chính”. Để tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại phải không ngừng hoàn thiện hoạt động kinh doanh của mình, nâng cao chất lượng quản trị nhằm đạt mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...