Tiểu Luận Tiểu luận Môn : Quản trị học Đề tài : “ ISO ”

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1) Tổ chức ISO

    1.1) Lịch sử:

    Cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển kéo theo sự lớn mạnh của nhiều ngành công nghiệp. Lúc này sản xuất hàng hóa được tổ chức thành nhiều công đoạn, lượng hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều đã làm phát sinh vai trò của cán bộ chuyên trách về kiểm soát chất lượng. Đây là quan niệm sơ khai về quản trị chất lượng, chủ yếu nhằm mục tiêu kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất để hạn chế cũng như tránh những sản phẩm kém chất lượng lọt ra ngoài thị trường. Tuy nhiên, việc kiểm tra một cách chính xác các khuyết tật của sản phẩm là việc làm khó khăn và không thể nào đạt kết quả tuyệt đối. Chính vì vậy, đã xuất hiện khía cạnh mới khi tìm hiểu về hoạt động quản trị chất lượng. Và mỗi lần phát hiện ra bất kỳ 1 khâu, 1 tiến trình hay thậm chí 1 nhân tố nào đó ngoài quá trình sản xuất có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng hàng hóa là mỗi lần quan niệm quản trị chất lượng được mở rộng ra.

    Như vậy, từ chỗ quản trị chất lượng trong doanh nghiệp đồng nghĩa với kiểm soát chặt chẽ khâu sản xuất đã mở rộng ra quản trị toàn bộ vòng đời sản phẩm từ khâu thiết kế đến quá trình sản xuất và quá trình phân phối sản phẩm.

    Việc tiến hành công việc quản trị chất lượng là một trong các hoạt động cần thiết nhưng chưa đầy đủ bởi thiếu căn cứ để tạo ra lòng tin đối với chất lượng sản phẩm. Vậy thì căn cứ này phải được đưa ra từ chính khách hàng và cần thiết hơn nữa là từ chính cơ quan có quyền hạn và trách nhiệm trong việc này.

    ISO là một tổ chức quốc tế về vấn đề tiêu chuẩn hóa có tên đầy đủ là The International Organization for Standardization. Các thành viên của nó là các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia của hơn một 150 nước trên thế giới.

    ISO là tổ chức phi chính phủ, ra đời và hoạt động từ 23/2/1947. Nhiệm vụ của ISO là thúc đẩy sự phát triển của vấn đề tiêu chuẩn hóa và những hoạt động có liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế và sự hợp tác phát triển trong các lĩnh vực trí tuệ, khoa học, kỹ thuật và mọi hoạt động kinh tế khác.

    Trụ sở chính của ISO đặt tại Genève - Thụy Sĩ, ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha.

    Hàng năm chi phí về hoạt động của ISO là 125 triệu France Thụy Sĩ, trong đó 80% là đóng góp trực tiếp của các thành viên chính, 20% do việc bán ấn phẩm đem lại. Số tiền đóng góp cho chi phí của ISO được tính tùy theo giá trị tổng sản phẩm xã hội và giá trị xuất nhập khẩu của các nước thành viên.

    Việt Nam là thành viên thứ 72 của ISO, gia nhập năm 1977 và được bầu vào ban chấp hành của ISO năm 1996 .



    1.2) Nguyên tắc hoạt động:

    “Thỏa mãn nhu cầu khách hàng” vừa là điểm xuất phát đồng thời là cái đích cuối cùng trong hoạt động của hệ thống nên ISO đã đề ra cho mình những nguyên tắc hết sức khắt khe nhằm gây lòng tin đối với khách hàng và củng cố giá trị của tổ chức:

    - Không thiên vị

    - Có năng lực

    - Tính trách nhiệm

    - Tính công khai

    - Tinh bảo mật

    - Xử lý khiếu nại

    Hệ thống hoạt động của tổ chức được điều hành khá chặt chẽ, có sự tách biệt trong phân công nhiệm vụ và quyền hạn giữa ISO và tổ chức chứng nhận chất lượng.

    + Vai trò của ISO: ban hành, tập hợp, phát triển, chỉnh sửa các quy định. Các tiêu chuẩn này được xem xét định kỳ 5 năm/lần nhằm thích ứng với bối cảnh hoạt động hiện tại của các doanh nghiệp.

    + Vai trò của Tổ chức chứng nhận chất lượng: dựa vào hệ thống tiêu chuẩn của ISO để tiến hành hoạt động kiểm định.

    Thật ra, việc đăng ký ISO không mang tính bắt buộc. Nó thuộc về sự tự nguyện của doanh nghiệp và doanh nghiệp có quyền lựa chọn cơ quan chứng nhận sao cho thuận tiện nhất đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, một khi đã đăng ký để được chứng chỉ ISO, bản thân các doanh nghiệp phải ý thức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của tổ chức bởi vì để được cấp chứng chỉ ISO là cả 1 quá trình công phu, đòi hỏi chiến lược và sự phấn đấu, nổ lực của toàn bộ tổ chức, điều này thể hiện rõ ngay từ bước đầu tiên – đăng ký để được chứng chỉ ISO.



    1.3) Quá trình xây dựng các tiêu chuẩn ISO:

    1.3.1) Nguyên tắc

    Quá trình xây dựng các tiêu chuẩn ISO phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:

    + Sự nhất trí : ISO quan tâm đến quan điểm của các phía có quan tâm : nhà sản xuất, người bán hàng, người sử dụng, các nhóm tiêu thụ, các phòng kiểm nghiệm, các chính phủ, các nhà kỹ thuật và các cơ quan nghiên cứu.

    + Qui mô : dự thảo các tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu của các ngành và khách hàng trên toàn thế giới.

    + Tự nguyện : việc tiêu chuẩn hóa chịu tác động của thị trường và do đó nó dựa trên sự tự nguyện thực hiện của tất cả các bên có quan tâm.



    1.3.2) Xây dựng tiêu chuẩn :
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...