Tài liệu Tiểu luận môn quản lý nhà nước đô thị, vấn đề xã hội hóa dịch vụ công ở đô thị

Thảo luận trong 'Cao Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang

    Lời mở đầu 3
    Chương I
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG Ở ĐÔ THỊ 4
    I. Một số khái niệm cơ bản 4
    1.1. Dịch vụ công 4
    1.2. Xã hội hóa dịch vụ công 4
    1.3. Đô thị 4
    1.4. Chính quyền đô thị 4
    II. Các loại dịch vụ công 5
    2.1. Dịch vụ hành chính công 5
    2.2. Dịch vụ sự nghiệp công 5
    2.3. Dịch vụ công ích 6
    III. Sự cần thiết phải xã hội hóa dịch vụ công ở đô thị 6
    3.1. Yêu cầu khách quan 6
    3.2. Yêu cầu chủ quan 7
    Chương II
    THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG Ở ĐÔ THỊ TRONG THỜI GIAN QUA 9
    I. Dịch vụ hành chính công 9
    II. Dịch vụ sự nghiệp công 11
    III. Dịch vụ công ích 12
    Chương III
    PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ
    CÔNG Ở ĐÔ THỊ 15
    I. Phương hướng 15
    1.1 Quan điểm của Đảng 15
    1.2. Định hướng 16
    1.2.1. Định hướng chung 16
    1.2.2. Định hướng đối với từng lĩnh vực 17
    II. Các giải pháp 19
    Kết luận 20
    Tài liệu tham khảo 21

    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong bối cảnh toàn cầu hóa, thế kỷ 21 đã và đang chứng kiến sự thay đổi và chuyển mình của nền hành chính công hiện đại với xu hướng đổi mới và thu gọn vai trò, chức năng của Nhà nước nhằm hướng đến một nền hành chính hiệu quả, vì mục tiêu phát triên kinh tế xã hội bền vững và vì con người. Trong đó, xác định việc cung ứng dịch vụ công là một chức năng quan trọng của Nhà nước, là nghĩa vụ và trách nhiệm của Nhà nước trước công dân.

    Trên con đường xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế cùng với nỗ lực đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính trên các lĩnh vực, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã xác định “đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng”; trong đó đổi mới vai trò, trách nhiệm của Chính phủ và bộ máy hành chính nhà nước trong quản lý và tổ chức cung ứng dịch vụ công gắn liền với chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công là một nhiệm vụ quan trọng cần tập trung giải quyết. Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ đặt ra yêu cầu: “Xây dựng quan niệm đúng đắn về dịch vụ công. Nhà nước có trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân nhưng không phải vì thế mà mọi công việc về dịch vụ công đều do cơ quan nhà nước trực tiếp đảm nhiệm. Trong lĩnh vực cần định rõ những công việc mà Nhà nước phải đầu tư và trực tiếp thực hiện, những công việc cần chuyển giao cho các tổ chức xã hội đảm nhiệm”.

    Nhận thức được những chủ trương đó, trong thời gian qua, việc quản lý, cung ứng dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công đã có những chuyển biến tích cực và tạo được sự hưởng ứng đồng thuận từ phía xã hội và công dân, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Tuy nhiên, do dịch vụ công và xã hội hội hóa dịch vụ công vẫn còn là khái niệm khá mới đối với Việt Nam nên việc nhận thức cũng như thực hiện còn nhiều lúng túng, bất cập, chưa rõ ràng và thống nhất dẫn đến sự chậm trễ, vướng mắc trong việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công của Đảng và Nhà nước ta; gây trở ngại trong việc tiến tới xây dựng chính quyền đô thị ở các đô thị lớn trong cả nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...