Tài liệu Tiểu luận môn Kinh tế vi mô Độc quyền nhóm lĩnh vực viễn thông

Thảo luận trong 'Kinh Tế Vi Mô' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word, thuận tiện cho việc chỉnh sửa

    Đề tài tiểu luận: Độc quyền nhóm-lĩnh vực viễn thông
    Thị trường là chiếc pizza béo bở và số lượng người muốn ăn là rất lớn.Trong đó có một số ít người to béo và nhiều những người già yếu.Những người to béo muốn được hưởng lợi nhiều hơn từ chiếc bánh nên cách tốt nhất là họ sẽ liên kết sức mạnh để tiêu diệt những người yếu đuối và cùng nhau chia lại chiếc bánh. Đó là độc quyền nhóm!
    Xét về phía người bán,thị trường độc quyền nhóm là dạng thị trường mà trên đó chỉ có một nhóm nhỏ doanh nghiệp duy nhất độc chiếm thị trường,doanh nghiệp độc quyền nhóm thường có quy mô tương đối so với qui mô chung của thị trường.Điều này cho phép nó có một quyền lực thị trường hay khả năng chi phối giá đáng kể.
    Đặc trưng cơ bản là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp như là sự cạnh tranh và hợp tác trên thị trường độc quyền nhóm.
    Mô hình độc quyền tập đoàn khá phổ biến trên thế giới, nhất là ở lĩnh vục cung cấp dịch vụ viễn thông.Trong mô hình này, có một vài nhà cung cấp chủ yếu trên thị trường và cùng nhau phân chia thị trường.Sản phẩm và giá cả của các hãng độc quyền tập đoàn tương đối đồng đều và có đường cầu khá dốc vì họ có quyền đặt giá chứ không phải người chấp nhận giá.

    Tuy ở Việt Nam, các mạng di động lớn không hẳn đã có vai trò như những nhà độc quyền tập đoàn vì trên họ còn có Bộ Thông tin và truyền thông quản lý và điều chỉnh. Song, với cơ chế trao quyền tự chủ ngày càng cao cho các doanh nghiệp như hiện nay, Đề tài tiểu luận: Độc quyền nhóm-lĩnh vực viễn thông
    Thị trường là chiếc pizza béo bở và số lượng người muốn ăn là rất lớn.Trong đó có một số ít người to béo và nhiều những người già yếu.Những người to béo muốn được hưởng lợi nhiều hơn từ chiếc bánh nên cách tốt nhất là họ sẽ liên kết sức mạnh để tiêu diệt những người yếu đuối và cùng nhau chia lại chiếc bánh. Đó là độc quyền nhóm!
    Xét về phía người bán,thị trường độc quyền nhóm là dạng thị trường mà trên đó chỉ có một nhóm nhỏ doanh nghiệp duy nhất độc chiếm thị trường,doanh nghiệp độc quyền nhóm thường có quy mô tương đối so với qui mô chung của thị trường.Điều này cho phép nó có một quyền lực thị trường hay khả năng chi phối giá đáng kể.
    Đặc trưng cơ bản là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp như là sự cạnh tranh và hợp tác trên thị trường độc quyền nhóm.
    Mô hình độc quyền tập đoàn khá phổ biến trên thế giới, nhất là ở lĩnh vục cung cấp dịch vụ viễn thông.Trong mô hình này, có một vài nhà cung cấp chủ yếu trên thị trường và cùng nhau phân chia thị trường.Sản phẩm và giá cả của các hãng độc quyền tập đoàn tương đối đồng đều và có đường cầu khá dốc vì họ có quyền đặt giá chứ không phải người chấp nhận giá.

    Tuy ở Việt Nam, các mạng di động lớn không hẳn đã có vai trò như những nhà độc quyền tập đoàn vì trên họ còn có Bộ Thông tin và truyền thông quản lý và điều chỉnh. Song, với cơ chế trao quyền tự chủ ngày càng cao cho các doanh nghiệp như hiện nay,
    hầu như trên thị trường mạng di động các mạng này được tự do kinh doanh mà không gặp sự can thiệp hay thiên vị nào. Bộ Thông tin và truyền thông cũng cho phép các mạng lớn chủ động giảm mức cước đến 30%. Cho nên xét về thực chất, các mạng di động lớn hiện nay đang hình thành mô hình độc quyền tập đoàn.

    Khi nhìn nhận như vậy, chúng ta có thể hiểu sâu sắc nguyên nhân bên trong của những đợt giảm cước, khuyến mại liên tiếp như hiện nay.

    Các hãng độc quyền tập đoàn đối diện với một đường cầu gãy khúc. Vì khi một hãng, chẳng hạn như Viettel giảm giá xuống, lập tức các mạng khác sẽ giảm cước theo để trả đũa. Tuy nhiên khi Viettel tăng giá cước lên thì không có mạng nào hưởng ứng.

    Theo Kinh tế học Vi mô, điều này làm cho đường doanh thu biên của hãng độc quyền tập đoàn có một khoảng gián đoạn, trong khoảng trống gián đoạn đó, hãng không thể tăng hay giảm giá một cách đáng kể. Để cạnh tranh với các hãng khác trong trường hợp này, các hãng không cạnh tranh bằng giá nữa mà bằng khấc biệt hoá sản phẩm.

    Viettel đã chọn cách làm cho sản phẩm của mình hấp dẫn hơn bằng cách tung ra các chương trình khuyến mại. Nó kéo theo hàng loạt chương trình khuyến mại của các hãng khác. Riêng MobiFone, trong nhiều trường hợp cách mạng này khác biệt hoá sản phẩm chính là nhờ vào chất lượng dịch vụ ưu việt hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh.
    Thực chất, chính nhờ mô hình độc quyền mà khách hàng đang nhận được sự chăm sóc ngày càng tốt hơn vì các mạng di động phải cố sức để giữ và tạo nguồn khách hàng mới. Các chương trình khuyến mại vì thế cứ nối tiếp nhau để khách hàng không có lí do gì không đến với mạng di động mà họ cho là tốt nhất.

    Tuy nhiên nếu như xảy ra trường hợp các mạng lớn của Việt Nam liên kết lại với nhau thành một khối như cartel thì tình hình có lẽ sẽ không còn tốt đẹp như vậy.Giá cả sẽ được các mạng thống nhất và đẩy lên cao, người sử dụng không có lựa chọn nào khác vì mạng di động lúc đó sẽ gần như độc quyền. Tất nhiên điều đó khó lòng xảy ra vì nhiều lí do, nhất là do sự điều tiết của Nhà nước.

    Và chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm rằng, một khi mô hình độc quyền tập đoàn lành mạnh còn được duy trì giữa các công ty viễn thông lớn của Việt Nam thì chúng ta còn được sử dụng dịch vụ di động chất lượng tốt nhất và giá cả phải chăng nhất.Chỉ có điều, không nên quên rằng sau mỗi chương trình khuyến mại của các mạng di động là cả một chiến lược kinh doanh đầy tính cạnh tranh và không ít chông gai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...