Tiểu Luận Tiểu luận môn học Cơ sở quy hoạch và kiến trúc "Quy hoạch đô thị"

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG​ KHOA XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP​ ​ ​ LỜI NÓI ĐẦU
    Quy hoạch đô thị là bộ môn khoa học kỹ thuật, xã hội, nhân văn, là nghệ thuật về tổ chức không gian sống cho các đô thị và các khu vực đô thị. Nó là nghệ thuật sắp xếp tổ chức các không gian chức năng, khống chế hình thái kiến trúc trong đô thị trên cơ sở các điều tra, dự báo, tính toán sự phát triển, đặc điểm, vai trò, nhu cầu và nguồn lực của đô thị, nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển, giảm thiểu các tác động có hại phát sinh trong quá trình đô thị hoá, tận dụng tối đa mọi nguồn lực và hướng tới sự phát triển bền vững. Các không gian đô thị, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội đô thị đô thị cần được quy hoạch phù hợp với phát triển tổng thể kinh tế - xã hội – môi trường. Vì vậy việc nghiên cứu về bộ môn kiến trúc và quy hoạch này rất có ích trong thời buổi hiện nay, đặc biệt là đối với sinh viên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp.


    ​ ​ CHƯƠNG I: QUY HOẠCH ĐÔ THỊ . CÁC LOẠI HÌNH QUY HOẠCH ĐÔ THỊMỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC ĐÔ THỊ CỔ
    I.Quy hoạch đô thị
    1.Định nghĩa
    - Quy hoạch đô thị, còn gọi là quy hoạch không gian đô thị nghiên cứu có hệ thống các phương pháp để bố trí hợp lý các thành phần của đô thị, phù hợp với nhu cầu của con người và điều kiện tự nhiên, đồng thời đề ra những giải pháp kĩ thuật để thực hiện các phương pháp bố trí đó
    - Quy hoạch đô thị là môn khoa học tổng hợp liên quan đến nhiều ngành nghề, nhiều vấn đề: đời sống, văn hóa, xã hội, khoa học kĩ thuật, nghệ thuật và cấu tạo môi trường sống
    - Quy hoạch xây dựng đô thị là bộ môn khoa học kỹ thuật, xã hội, nhân văn, là nghệ thuật về tổ chức không gian sống cho các đô thị và các khu vực đô thị. Nó là nghệ thuật sắp xếp tổ chức các không gian chức năng, khống chế hình thái kiến trúc trong đô thị trên cơ sở các điều tra, dự báo, tính toán sự phát triển, đặc điểm, vai trò, nhu cầu và nguồn lực của đô thị, nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển, giảm thiểu các tác động có hại phát sinh trong quá trình đô thị hóa, tận dụng tối đa mọi nguồn lực, và hướng tới sự phát triển bền vững. Các không gian đô thị, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội đô thị cần được quy hoạch phù hợp với phát triển tổng thể kinh tế - xã hội- môi trường.
    2. Một số đặc điểm và yêu cầu của công tác quy hoạch đô thị
    2.1 Đặc điểm
    - Quy hoạch đô thị là công tác có tính chính sách
    - Quy hoạch đô thị là công tác có tính tổng hợp
    - Quy hoạch đô thị là công tác có tính địa phương và tính kế thừa
    - Quy hoạch đô thị là công tác có tính dự đoán và cơ động.
    2.2 Yêu cầu
    Quy hoạch đô thị phải đạt được 3 yêu cầu sau:
    - Tạo lập tối ưu các điều kiện không gian cho quá trình sản xuất và mở rộng của xã hội.
    - Phát triển tổng hợp toàn diện những điều kiện sống, điều kiện lao động và tiền đề phát triển nhân cách, quan hệ cộng đồng của con người.
    - Tạo lập tối ưu quá trình trao đổi chất giữa con người và thiên nhiên, khai thác tài nguyên môi trường
    3.Mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của công tác quy hoạch đô thị và xây dựng đô thị.
    3.1. Mục tiêu
    -Công tác quy hoạch đô thị nhằm cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia, trước tiên là cụ thể hoá chiến lược phát triển của đô thị đối với nền kinh tế quốc dân.
    - Tất cả các đô thị đều phải có quy hoạch: quy hoạch cải tạo và quy hoạch xây dựng phát triển đô thị. Các đồ án quy hoạch được duyệt là cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng đô thị, tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ bản. Ở Việt Nam theo quy định của Bộ xây dựng thì đồ án quy hoạch xây dựng đô thị bao gồm các giai đoạn sau:
    Quy hoạch vùng lãnh thổ -> Quy hoạch chi tiết đô thị -> Quy hoạch chi tiết cụm công trình -> Thiết kế xây dựng công trình
    3.2 Nhiệm vụ
    a. Tổ chức sản xuất:
    - Quy hoạch đô thị phải đảm bảo hợp lý các khu vực sản xuất, trước tiên là các khu công nghiệp tập trung, các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở thủ công nghiệp và các loại hình đặc trưng khác. Phải giải quyết các mối quan hệ giữa các khu công nghiệp với khu dân cư như với các khu hoạt động khác.
    b. Tổ chức đời sống:
    - Quy hoạch đô thị có nhiệm vụ tổ chức tốt đời sống và mọi hoạt động khác của người dân đô thị, tạo cơ cấu hợp lý trong việc phân bố dân cư và sử dụng đất đai đô thị nhất là trong việc tổ chức các khu ở, các khu công cộng, phúc lợi xã hội, các khu cây xanh, khu vui chơi giải trí
    c. Tổ chức không gian kiến trúc và cảnh quan, môi trường đô thị:
    - Đây là nhiệm vụ rất quan trọng của công tác quy hoạch đô thị nhằm cụ thể hoá công tác xây dựng đô thị, tạo cho mỗi đô thị một đặc trưng riêng về bộ mặt kiến trúc, hài hoà với khung cảnh thiên nhiên và địa hình. Cho nên quy hoạch đô thị cần xác định hướng bố cục không gian kiến trúc, xác định vị trí và hình khối của các công trình mang tính chủ đạo của đô thị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...