Tiểu Luận Tiểu luận môn bài phản ánh

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Ra đời trong những năm cuối thế kỷ 19, khi tờ Gia định báo được phát hành (1865) thể loại bài phán ánh được sử dụng khá rộng rãi, đặc biệt từ khi báo chí cách mạng Việt Nam ra đời, thể loại phản ánh trở thành một trong những thể loại quan trọng, có tính chiến đấu cao, góp phần to lớn trong công tác tuyên truyền, cổ động phong trào cách mạng. Đến nay, bài phản ánh trở thành một hệ thống trong các thể loại báo chí và là thể loại cung cấp thông tin thời sự, nóng hổi, cần thiết nhất được đông đảo công chúng tin tưởng, đón nhận.
    Sở dĩ bài phản ánh được đi vào lòng của độc giả bởi đề tài của bài viết phong phú, sinh động, cách thể hiện đa dạng, có ý nghĩa thực tiễn cao và gần gũi với công chúng, đã phản ánh trung thực những vấn đề nóng hổi, bức xúc trong dư luận xã hội, thoả mãng được nhu cầu, mong đợi của độc giả. Không những thế thể loại này xuất hiện ngày càng nhiều trên các báo và số lượng bài trên một tờ báo.
    Để sáng tạo một tác phẩm bài phản ánh hay, hấp dẫn phóng viên không chỉ nắm được đặc trưng của thể loại mà còn phải hiểu cụ thể, sâu sắc từng vấn đề, lĩnh vực của đời sống xã hội, có năng khiếu thẩm mỹ, có con mắt nghề nghiệp, có tâm hồn đạo đức trong sáng“vị dân sinh” . đòi hỏi người phóng viên phải nghiên cứu, tư duy, trau dồi, tích luỹ, đam mê, yêu nghề trong quá trình tác nghiệp thì mới có khả năng hoàn thành tác phẩm như mong muốn và được đông đảo công chúng đón nhận. Bài phản ánh hay được thể hiện qua cách khai thác thông tin, sự kiện, vấn đề dựa trên những thực tế nảy sinh trong đời sống xã hội.
    Đối với bản thân, chỉ mới bước đầu tiếp cận môn học, thời lượng nghiên cứu và phạm vi có hạn; kiến thức, vốn sống, kinh nghiệm tích tuỹ còn nhiều hạn chế, khả năng thâm nhập, sâu sát với thực tiễn chưa nhiều . nên bài viết chỉ đáp ứng một phạm vi nhỏ của yêu cầu môn học, chất lượng bài viết chắc chắn sẽ chưa có chiều sâu và còn nhiều thiếu sót Kính mong Giảng viên và bạn đọc tận tình đóng góp ý kiến.

    Phần thứ nhất: SUY NGHĨ, ĐÁNH GIÁ VỀ MỘT YẾU TỐ, VẤN ĐỀ BẤT KỲ CỦA BÀI PHẢN ÁNH HIỆN ĐẠI.
    Chủ đề: Kỹ năng khai thác thông tin, tư liệu của phóng viên trong tác phẩm bài phản ánh.
    Phần thứ hai: THỰC HÀNH VIẾT MỘT BÀI PHẢN ÁNH
    KẾT LUẬN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...