Tiểu Luận Tiểu luận "Mối quan hệ giữa tài khoản kế toán và bảng cân đối kế toán - Liên hệ thực tế"

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu​ ​ Trong công tác quản lý, các thông tin kinh tế đặc biệt là những thông tin từ tài liệu kế toán của các đơn vị là đặc biệt quan trọng.Với chức năng của mình hệ thống thông tin kế toán đã thu thập thông tin từ quá trình kinh tế của đơn vị thông qua chứng từ kế toán. Tuy nhiên thông tin từ chứng từ kế toán là những thông tin đơn lẻ và độc lập về từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh , từng tài sản, từng nguồn vốn.Vì vậy để các thông tin trên trở nên hữu ích cho người sử dụng chúng đã được chuyển vào xử lý trên các tài khoản kế toán. Do yêu cầu quản lý các đơn vị cần phải có số liệu tổng hợp trong kỳ kinh doanh của tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vì thế cần thiết phải có một phương pháp tổng hợp tất cả các số liệu trong kỳ kinh doanh – đó là phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán. Trong đó việc quan trọng sau mỗi kỳ kinh doanh đó là lập bảng cân đối kế toán sao cho phù hợp với tài khoản kế toán đã được định khoản từ trước. Sau đây nhóm 11 sẽ nghiên cứu về tài khoản kế toán, bảng cân đối kế toán và mối quan hệ giữa chúng trong quá trình tổng hợp thông tin về kết quả hoạt động của doanh nghiệp sau mối kỳ kinh doanh”

    1.Tài khoản kế toán.
    1.1. Khái niệm tài khoản kế toán:
    Phương pháp tài khoản kế toán là phương pháp kế toán phân loại để phản ánh và kiểm tra một cách thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình và sự vận động của từng đối tượng kế toán.
    1.2. Nội dung và kết cấu của tài khoản kế toán
    Tài khoản kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán được sử dụng để phản ánh, kiểm tra, giám sát từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị.
    Tài khoản kế toán phản ánh, kiểm tra và giám sát tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể. Sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể là sự vận động của hai mặt đối lập.
    Để phản ánh cả hai mặt vận động của đôi tượng kế toán, tài khoản kế toán phải được xây dựng theo hình thức hai bên. Theo quy ước chung thì tài khoản kế toán hình chữ T. bên trái gọi là bên Nợ còn bên phải gọi là bên Có.
    Sơ đồ kết cấu chung của tài khoản kế toán dưới dạng chữ T như sau:



    Tài khoản .

    Nợ ( Ghi tên gọi của TK) Có


    [​IMG]







    Tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng kế toán theo 3 chỉ tiêu:
    Số dư đầu kỳ
    Số phát sinh tăng trong kỳ
    Số dư cuối kỳ
    1.3. Phân loại tài khoản kế toán:
    Phân loại tài khoản kế toán là việc sắp xếp các tài khoản kế toán thành từng loại tài khoản, từng nhóm tài khoản có những đặc trưng giống nhau dựa trên cơ sở tiêu thức phân loại nhất định.
    1.3.1. Phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế:
    * Loại tài khoản tài sản:
    Bao gồm các tài khoản phản ánh các đối tượng là tài sản của đơn vị. căn cứ vào nội dung cụ thể, loại tài khoản tài sản được chia thành các nhóm tài khoản sau:
    - Nhóm tài khoản phản ánh tài sản tiền và các khoản tương đương tiền.
    - Nhóm tài khoản phản ánh đầu tư tài chính ngắn hạn.
    - Nhóm tài khoản phản ánh tài sản nợ phải thu.
    - Nhóm tài khoản phản ánh hàng tồn kho.
    - Nhóm tài khoản phản ánh tài sản cố định và bất động sản đầu tư.
    - Nhóm tài khoản phản ánh đầu tư tài chính dài han.
    * Loại tài khoản phản ánh nguồn vốn:
    - Nhóm tài khoản phản ánh nợ phải trả.
    - Nhóm tài khoản phản ánh nguồn vốn của chủ sở hữu.
    * Loại tài khoản phản ánh quá trình kinh doanh:
    - Nhóm tài khoản phản ánh quá trình mua hàng.
    - Nhóm tài khoản phản ánh quá trình sản xuất.
    - Nhóm tài khoản phản ánh quá trình bán hàng.
    - Nhóm tài khoản phản ánh quá trình xác định kết quả.
    1.3.2. Phân loại tài khoản kế toán theo công dụng và kết cấu:
    * Loại tài khoản chủ yếu:
    Nhóm tài khoản chủ yếu phân loại tài sản: Bao gồm các tài khoản được sử dụng phản ánh và cung cấp các thông tin về số hiện có, tình hình biến động của từng loại tài sản, kiểm tra, giám sát tình hình quản lý và sử dụng tài sản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...