Tiểu Luận Tiểu luận: Lý thuyết hệ thống - nguyên lý và vận dụng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận: LÝ THUYẾT HỆ THỐNG - NGUYÊN LÝ VÀ VẬN DỤNG



    Lý thuyết nói chung là một loại hình cấu trúc tư duy, bao gồm hệ tương tácgiữa ba thành phần: Lập thuyết, luận thuyết và dụng thuyết. Lý thuyết hệ thống là một loại hình lý thuyết, cho nên, đương nhiên là nó cũng bao gồm ba thành phần đó. Dưới đây, tôi sẽ đề cập đến các nguyên lý hệ thống (phần lập thuyết hệ thống) và sự vận dụng các nguyên lý đó (phần luận thuyết và dụng thuyết hệ thống).

    Đầu tiên là về khái niệm “hệ thống” với tư cách là khái niệm cơ bản nhất của lý thuyết hệ thống. Khái niệm hệ thống ngày nay được sử dụng khá rộng rãi, song cũng khá bất định, vì có nhiều định nghĩa khác nhau. Hãy so sánh một số định nghĩa điển hình để thấy rõ tính phức tạp của vấn đề.

    - Hệ thống, tức là một tổng thể gồm nhiều yếu tố (bộ phận) quan hệ và tương tác với nhau và với môi trường xung quanh một cách phức tạp.

    - Hệ thống là các tập hợp có trật tự bên trong (hay bên ngoài) của các yếu tố có liên hệ với nhau (hay tác động lẫn nhau).

    - Hệ thống là một tập hợp các yếu tố có tính độc lập tương đối và có sự liên hệ, tác động lẫn nhau tạo thành chỉnh thể nhất định.

    - Hệ thống là một tập hợp có trật tự của các yếu tố tương quan lẫn nhau tạo thành cấu trúc tổ chức.

    Ta lưu ý nhận xét rất quan trọng sau đây của Cudơmin: Cho dù khái niệm hệ thống được xác định theo nhiều cách khác nhau, thì người ta vẫn thường hiểu rằng, h thống là một tập hợp những yếu tố liên hệ với nhau, tạo thành sự thống nhất ổn định và tính chỉnh thể có những thuộc tính và những tính quy luật tổng hợp.
     
Đang tải...