Tiểu Luận Tiểu luận Lịch sử kinh tế quốc dân tổng hợp tư bản, Mỹ, Nhật, TQ, Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KINH TẾ CÁC NƯỚC TƯ BẢN (1982-NAY)
    I. Bối cảnh
    Sau giai đoạn kinh tế phát triển chậm chạp và bất ổn định 1973-1982, các nước tư bản bắt đầu tiến hành điều chỉnh kinh tế trên cơ sở của lý thuyết điều chỉnh kinh tế mới. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng khiến cho Liên Xô và các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế-chính trị-xã hội trầm trọng, dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô (1991) và hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới, trật tự hai cực Ianta sụp đổ, trật tự thế giới mới dần hình thành, bối cảnh kinh tế-chính trị xã hội các nước tư bản nói riêng và thế giới nói chung đang có nhiều chuyển biến và hình thành các xu thế mới:
    1. Xu thế phát triển lấy kinh tế trọng điểm
    2. Xu thế hòa dịu trên quy mô thế giới, hòa bình thế giới được củng cố.
    3. Các nước lớn điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng xây dựng quan hệ bạn bè chiến lược ổn định và cân bằng hướng về lâu dài.
    4. Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa và các tổ chức liên minh quốc tế. Đó là một xu thế ngày càng phát triển với những nét nổi bật là :
    · Sự phát triển nhanh chóng của nền thương mại thế giới.
    · Tính quốc tế hoá cao của nền kinh tế thế giới còn được nâng cao trong vai trò ngày càng lớn của các Công ty xuyên quốc gia (CTXQG)
    · Tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới được tăng cường mạnh mẽ do quá trình quốc tế hóa rất nhanh của nền tài chính thế giới
    · Việc chấm dứt tình trạng chia cắt thế giới thành hai hệ thống xã hội đối lập nhau càng thúc đẩy nền kinh tế thế giới trở thành toàn cầu hóa.
    · Với việc xóa bỏ phân công lao động trên sự phân chia thế giới thành những khu vực độc quyền của chủ nghĩa thực dân và sự phân chia thế giới thành hai hệ thống xã hội đối lập, nền kinh tế thế giới được quốc tế hóa và toàn cầu hóa đang tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế.
    · Bên cạnh xu thế quốc tế hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới, xu thế mở cửa hợp tác đồng thời cũng có xu hướng bảo hộ mậu dịch.
    · Cùng với xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, hiện tượng nổi bật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là sự ra đời của các tổ chức quốc tế. Hiện nay trên thế giới có hơn 4000 tổ chức quốc tế, trong đó có khoảng 300 tổ chức liên quốc gia. Các tổ chức quốc tế rất đa dạng, chức năng cũng không dừng lại ở việc giải quyết các cuộc xung đột quốc tế và khủng hoảng.
    · Các tổ chức quốc tế quan trọng hàng đầu là Liên Hợp Quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO) .
    5.Trong giai đoạn hiện nay, thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoàng tài chính bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ.

    II. Thực trạng phát triển kinh tế các nước tư bản giai đoạn(1982-nay)
    1.Điều chỉnh kinh tế của các nước tư bản (1982-nay)
    · Điều chỉnh sự can thiệp của chính phủ theo hướng làm tăng hiệu quả của cơ chế thị trường: giảm tỷ trọng chi tiêu của Nhà nước, giảm thâm hụt ngân sách chính phủ, hạn chế mức cung tiền, ngăn chặn lạm phát.
    · Kích thích phát triển khu vực kinh tế tư nhân
    · Điều chỉnh cơ cấu kinh tế: hướng điều chỉnh là giảm bớt những ngàng sử dụng nhiều năng lượng và nhân công, cải tiến kĩ thuật, giảm tiêu hao nguyên liệu và năng lương
    · Điều chỉnh quan hệ quốc tế, tăng cường đầu tư ra nước ngoài


    2.Kết quả
    Những biện pháp điều chỉnh kinh tế đã có tác động ít nhiều đến các nước, nhưng nhìn chung đã giúp các nước tư bản khắc phục phần nào những mâu thuẫn và dần thoát khỏi tình trạng lạm phát, suy thoái. Từ 1983 đến 1990 kinh tế các nước tư bản phục hồi với nhịp độ tăng trưởng bình quân 3.2 % / năm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...