Tiểu Luận Tiểu luận Lí luận văn học cổ điển Trung Quốc!

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong công trình nghiên cứu “Tinh hoa lí luận văn học cổ điển Trung Quốc”, GS. TSKH Phương Lựu đã đưa ra 8 vấn đề lớn của lí luận văn học cổ điển Trung Quốc tương ứng với 8 chương được trình bày rõ ràng trong cuốn sách. Ở chương đầu tiên (Chương I – “diện”), tác giả đã cung cấp một cái sườn lí thuyết chung, trình bày rất khái quát về “Một di sản phong phú và lâu đời – Cấu trúc và lịch sử của lí luận văn học cổ điển Trung Hoa”. Nội dung Chương I có thể khái quát như sau:

    Trước một di sản phong phú và phức tạp như kho tàng lí luận văn học cổ điển Trung Hoa, không nên giản đơn cho rằng chỉ có quan niệm Nho gia. Đó là một thể thống nhất đối lập của nhiều quan niệm và luôn tiến triển không ngừng, phản ánh mâu thuẫn nội bộ của nhiều lực lượng xã hội trong mấy nghìn năm qua. Dĩ nhiên, quan niệm Nho gia chiếm vị trí chính thống nhưng đối lập và ít nhiều ảnh hưởng với nó còn có quan niện hiện thực và nhân dân của những văn nhân, nho sĩ tiến bộ. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt đó, hệ tư tưởng đượm màu sắc xuất thế của triết học Phật Lão cũng phản ánh vào trong lí luận văn học tạo thành những quan niệm siêu hình, thoát li hiện thực. Đặc biệt, trong bản thân quan niệm Nho gia chính thống cũng mang những nội dung không hoàn toàn giống nhau qua các giai đoạn lịch sử.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...