Tiểu Luận Tiểu luận kinh tế vĩ mô Tác động của tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sau khi chính thức gia nhập WTO vào năm 2007, kinh tế Việt Nam đã bước sang một trang sử mới với sự phát triển vượt bậc về mọi mặt. Việt Nam đã được đánh giá là một “con hổ” của nền kinh tế Châu Á. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nan giải như: lạm phát, mất giá đồng nội tệ, nhập siêu cao Đặc biệt trong thời gian gần đây, việc tỷ giá hối đoái giữa VND và USD tăng cao đã có những tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam theo cả hai mặt tốt và xấu.
    Do mỗi người có cách tiếp cận vấn đề và cách diễn đạt khác nhau nên có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là giá của đồng tiền này được tính theo một đồng tiền khác. Tỷ giá hối đoái cũng được hiểu là tỉ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai quốc gia khác nhau. Hay cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này tính bằng giá của một đồng tiền khác. Tỷ giá có thể được xác định bởi thị trường trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, được gọi là tỷ giá thị trường hoặc cũng có thể được xác định bởi các cơ quan hữu trách trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, cả thị trường lẫn cơ quan hữu trách cùng tham gia quy định tỷ giá.
    Tỷ giá hối đoái xuất hiện và phát triển cùng với sự ra đời, phát triển của thương mại quốc tế, nó được giải thích bởi một hiện tượng đơn giản là hàng hoá không có biên giới quốc gia trong khi tiền chỉ được chấp nhận trên lãnh thổ quốc gia phát hành ra nó. Tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong chính sách tiền tệ, nó là mục tiêu của chính sách tiền tệ mà mọi quốc gia đều hướng tới. Đồng tiền ổn định và tỷ giá hối đoái hợp lý sẽ tạo điều kiện cho việc duy trì, mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế trong nước và quốc tê, giúp cho nền kinh tế trong nước có điều kiện hội nhập khu vực và thế giới ngày càng mạnh mẽ hơn.
    George Soros - tác giả của cuốn sách Giả kim thuật Tài chính (The Alchemy of Finance)- cho rằng mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát không phải là quan hệ một chiều mà là quan hệ vòng, chúng tác động qua lại lẫn nhau, không thể coi cái này là nguyên nhân và cái kia là kết quả. Ông gọi một quan hệ vòng tự tăng cường lẫn nhau như vậy là một vòng ác luẩn quẩn (vicious circle) khi đồng nội tệ mất giá, lạm phát gia tăng và là vòng thiện (benign circle) khi xảy ra điều ngược lại.
    Cho đến nay, mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát, tác động của tỷ giá hối đoái tới lạm phát và ngược lại, tăng tỷ giá có cứu được lạm phát là những vấn đề lớn đang được nhiều nhà kinh tế học quan tâm nghiên cứu. Một số chuyên gia tiền tệ đồng ý với quan điểm cũ của các học giả phương Tây về mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát. Các nhà nghiên cứu cho rằng: khi mức độ phá giá của tiền tệ lớn hơn sự mất giá của hàng hóa, lạm phát sẽ gia tăng. Khi mức độ mất giá của tiền tệ thấp hơn sự mất giá của hàng hóa, lạm phát sẽ được hạn chế. Bởi vậy khi lạm phát trầm trọng, tăng tỷ giá có thể hạn chế được lạm phát.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...