Luận Văn Tiểu luân: Kiểm soát lạm phát ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp. Khủng hoảng tài chính 2008 và bài

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 19/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần 1​
    THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM​
    Chương 1​
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT​
    1.1 Khái niệm: Lạm phát-Inflation: Xét trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong phạm vi thị trường toàn cầu, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Tuy nhiên, lạm phát không chỉ đơn thuần là sự gia tăng của mức giá mà đó phải là sự gia tăng liên tục trong mức giá. Nếu như chỉ có một cú sốc xuất hiện làm mức giá đột ngột bùng lên rồi lại giảm trở lại mức ban đầu ngay sau đó thì hiện tượng tăng giá tạm thời như vậy không được gọi là lạm phát. Trong thực tế, việc phân biệt được các sự kiện chỉ xảy ra một lần nhưng có ảnh hưởng kéo dài với sự gia tăng liên tục được lặp lại của mức giá trong mỗi thời kỳ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô. Chính phủ thường chỉ điều chỉnh chính sách trước các cú sốc kéo dài, còn các mất cân đối tạm thời thường để thị trường tự giải quyết. Giảm phát-Deflation: là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong một khoảng thời gian nhất định (Trường hợp ngược lại của lạm phát). Khi đó, sức mua của đồng nội tệ liên tục tăng. Giảm lạm phát : là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên nhưng với tốc độ chậm hơn so với trước . 1.2 Phân loại lạm phát 1.2.1 Về mặt định lượng Đó là dựa trên tỷ lệ phần trăm lạm phát được tính trong năm, gồm các loại sau: Lạm phát vừa phải (Mild inflation): xảy ra khi tốc độ tăng giá chậm ở một con số hay dưới 10%/năm. Loại lạm phát này được xem là tích cực và cần thiết vì nó có khả năng tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế. Lạm phát phi mã (Galloping inflation): xảy ra khi tốc độ tăng giá ở mức hai đến ba con số, từ 10% - 100% - 900% . một năm. Loại lạm phát này tác động tiêu cực đến nền kinh tế, với những hậu quả cực kỳ khó khăn cho đời sống kinh tế, xã hội, chính trị trong nước. Siêu lạm phát (Hyper inflation): là tình trạng giá cả tăng chóng mặt khi tiền tệ mất giá trị không kiểm soát với tốc độ tăng giá 4 con số, từ 1000% trở lên. Siêu lạm phát có tác động phá hoại nền kinh tế nghiêm trọng, làm biến đổi xã hội và đời sống nhân dân. 1.2.2 Về mặt định tính: Lạm phát thuần túy (Pure inflation): Hầu như giá cả của mọi loại hàng hóa đều tăng lên cùng một tỷ lệ trong cùng một đơn vị thời gian. Lạm phát cân bằng (Balanced inflation): Là loại lạm phát có mức giá chung tăng tương ứng với mức tăng thu nhập. Lạm phát được dự đoán trước (Predicted inflation): Là lạm phát mà mọi người có thể dự đoán trước nhờ vào sự diễn tiến liên tục theo chuỗi thời gian trong nhiều năm. Lạm phát không được dự đoán trước (Non Predicted inflation): Là lạm phát xảy ra bất ngờ, ngoài sự tiên liệu của mọi người về quy mô, cường độ cũng như mức độ tác động. Lạm phát cao và lạm phát thấp (High inflation and Low inflation): Lạm phát cao là mức lạm phát mà tỷ lệ tăng thu nhập tăng thấp hơn tỷ lệ lạm phát. Ngược lại lạm phát thấp là mức tăng thu nhập tăng tăng cao hơn mức độ tăng của tỷ lệ lạm phát. 1.3 Đo lường lạm phát: Để đo lường mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời kỳ nhất định, các nhà thống kê kinh tế sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát được tính bằng phần trăm gia tăng trong mức gia chung của kỳ này so với kỳ trước. Tỷ lệ lạm phát hàng năm (Inflation rate) được tính theo công thức: It = (Pt –Pt-1)* 100/ Pt-1 Trong đó: It: tỷ lệ lạm phát ở năm t. P: Chỉ số giá (hay là mức giá chung) Pt : chỉ số giá năm t Pt-1 : chỉ số giá năm t -1 Các chỉ số giá (P) sử dụng cho công thức trên có thể là các chỉ số sau: Chỉ số giá hàng tiêu dùng CPI (Consumer Price Index): là chỉ số thể hiện mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một hộ gia đình mua ở kỳ này so với kỳ gốc. Đây là chỉ số giá được sử dụng phổ biến nhất, có ưu điểm là rất nhanh chóng, kịp thời
    Download
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...