Tiểu Luận Tiểu luận khóa học bồi dưỡng quản lý nhà nước Chuyên viên chính

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    Trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém" và "cán bộ là tiền vốn của đoàn thể. Có vốn mới làm ra lãi, bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn". Chính vì vậy, từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn coi trọng công tác cán bộ là nhiệm vụ có tầm chiến lược, quyết định đối với toàn bộ sự nghiệp của mình, đặc biệt là khâu lựa chọn đề bạt, bổ nhiệm cán bộ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý.

    Cán bộ có mối quan hệ chặt chẽ và biện chứng với tổ chức và đường lối chính trị. Đường lối chính trị đúng thì sản sinh ra cán bộ tốt. Mặt khác, đội ngũ cán bộ tốt sẽ góp phần hoạch định, cụ thể hoá và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối chính trị. Đồng thời, cán bộ luôn gắn với tổ chức, là lực lượng nòng cốt của tổ chức. Có cán bộ tốt mới xây dựng được tổ chức trong sạch, vững mạnh. Mặt khác, tổ chức trong sạch, vững mạnh sẽ tạo điều kiện để cán bộ phát triển. Tổ chức mạnh đảm bảo cho từng người mạnh. Từng người mạnh góp phần làm cho tổ chức mạnh.

    Muốn có cán bộ tốt phải hết sức coi trọng và làm tốt công tác cán bộ. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ ngày càng lớn mạnh. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ đã góp phần cùng toàn dân làm cuộc cách mạng tháng Tám thắng lợi, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ, đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, thống nhất đất nước và hiện nay cùng toàn dân tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa.

    Trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh cần phải "có đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực xây dựng đường lối chính trị đúng đắn và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, đó là vấn đề cốt tử của lãnh đạo, là sinh mệnh của Đảng cầm quyền".
    Xuất phát từ vị trí vai trò quan trọng của công tác cán bộ, trong những năm qua, công tác lựa chọn đề bạt, bổ nhiệm cán bộ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý thuộc diện ban thường vụ Huyện uỷ quản lý, Huyện uỷ Quảng Uyên luôn được quan tâm đúng mức, xác định lựa chọn cán bộ và bổ nhiệm cán bộ là khâu then chốt, quyết định trong công tác cán bộ nói chung, trong quản lý cán bộ nói riêng. Việc lựa chọn cán bộ đúng là điều kiện, là tiền đề để bổ nhiệm đúng. Bổ nhiệm đúng cán bộ lãnh đạo quản lý trong bộ máy của Đảng và chính quyền là góp phần trực tiếp, quyết định biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương thành hiện thực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế tồn tại đó là công tác quản lý, đánh giá, điều động, luân chuyển cán bộ của một số cơ quan chưa được thường xuyên. Việc quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các phòng ban của huyện chưa rộng và đông nên tính khả thi chưa cao.

    Để tạo nguồn cán bộ phục vụ cho việc lựa chọn đạt bạt và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý, Huyện uỷ đã xây dựng chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW3 khoá VIII giai đoạn 2005 - 2015, với nhiệm vụ trọng tâm là:
    - Rà soát quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2010 - 2015 nhất là quy hoạch cán bộ vào các chức danh đứng đầu cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và quy hoạch cấp uỷ các cấp.
    - Thường xuyên quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh.
    - Thực hiện nghiêm túc các quy hoạch, quy chế về cán bộ và công tác cán bộ. Thực hiện đánh giá cán bộ theo tiêu chuẩn, chức danh cán bộ và tiêu chí đánh giá cán bộ cụ thể đối với từng chức danh, từng đối tượng cán bộ trong công tác cơ quan ban, ngành. Thực hiện đảm bảo lợi ích vật chất và động viên tinh thần cho cán bộ.
    - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác cán bộ, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát công tác cán bộ. Chú trọng kiểm tra, giám sát người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
    - Tiếp tục làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ theo Quy định số 57 - QĐ/TW của Bộ Chính trị và một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ, nhất là phát hiện, giải quyết vấn đề chính trị hiện nay.
    Qua thực tiễn công tác và vận dụng tài liệu, kiến thức được học tập trong khoá Bồi dưỡng quản lý nhà nước Chương trình Chuyên viên chính năm 2011 tại Học viện hành chính, do các thầy giáo cô giáo của Học viện hành chính trực tiếp giảng dạy. Tôi xây dựng bài viết về một tình huống "Lựa chọn, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ quản lý ở phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Q"
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...