Tiểu Luận Tiểu luận: Hoàn thiện công tác hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp hướ

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận: Hoàn thiện công tác hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp hướng tới nâng cao hiệu quả công tác quản lý công nợ trong thanh toán tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội


    CHƯƠNG III


    HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN VỚI KHÁCH HÀNG VÀ NHÀ CUNG CẤP HƯỚNG TỚI NÂNG CAO HIỆU QỦA QUẢN LÝ CÔNG NỢ TRONG THANH TOÁN VỚI ĐỐI TƯỢNG NÀY.



    I. Đánh giá thực trạng công tác hạch toán kế toán các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội


    Sau một thời gian thực tập tìm hiểu về bộ máy kế toán nói chung và nghiên cứu thực tế công tác hạch toán kế toán các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp nói riêng tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội, em có một số đánh giá tổng quan sau:


    1. Ưu điểm


    * Về hệ thống chứng từ:


    Hệ thống chứng từ được sử dụng trong công ty đều đúng theo mẫu quy định của Bộ tài chính. Số loại chứng từ sử dụng phù hợp với từng hoạt động trong quá trình kinh doanh. Các yếu tố trong chứng từ đầy đủ chính xác, phản ánh rõ ràng các nội dung kinh tế phát sinh hỗ trợ cho việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Quy trình luân chuyển chứng từ hợp lý, đảm bảo sự chặt chẽ trong quản lý.


    * Về hệ thống tài khoản:


    Hệ thống tài khoản theo QĐ số 1141 – TC/QĐKT ngày 1/1/1995 của Bộ tài chính ban hành đã được vận dụng linh hoạt phù hợp với hoạt động của công ty. Các tài khoản được thiết kế chi tiết để theo dõi các đối tượng được hạch toán. Trên cơ sở này để tiến hành các trình tự hạch toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, xác định doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh, cung cấp thông tin cho quản lý.


    * Về hệ thống sổ sách kế toán:


    Việc áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung, đảm bảo cung cấp được thông tin chi tiết cho quản lý. Điều này rất cần thiết với hoạt động kinh doanh của công ty.


    Kế toán đã sử dụng hợp lý và đầy đủ hệ thống sổ sách kế toán từ chi tiết đến tổng hợp. Đặc biệt là với các nghiệp vụ thanh toán, hệ thống sổ chi tiết đã giúp phản ánh chi tiết các nghiệp vụ phát sinh về nội dung kinh tế. Điều này rất cần thiết để tổng hợp thông tin, hỗ trợ cho việc theo dõi công nợ trong thanh toán.


    * Về hệ thống báo cáo kế toán:


    Định kỳ, kế toán lập các báo cáo kế toán gồm Báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, Thuyết minh báo cáo tài chính và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các báo cáo đều tuân thủ theo quy định của Bộ tài chính. Tuy nhiên, để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh của công ty, kế toán đã thiết kế mẫu Báo cáo kết quả kinh doanh dùng riêng trong nội bộ công ty. Mẫu này đảm bảo giúp nhà quản lý theo dõi hiệu quả kinh doanh của từng phòng kinh doanh, từ đó tìm hiểu nguyên nhân để phát huy những mặt mạnh, giảm bớt những mặt yếu của từng phòng kinh doanh, nâng cao hiệu qủa kinh doanh chung của từng phòng kinh doanh. Riêng với công tác hạch toán các nghiệp vụ thanh toán các nghiệp vụ thanh toán, kế toán cũng xây dựng những báo cáo cụ thể hỗ trợ cho theo dõi công nợ về giá trị, thời hạn thanh toán, đối tượng thanh toán Các báo cáo này đã hỗ trợ tốt cho việc xây dựng kế hoạch thanh toán, quản lý công nợ trong thanh toán.


    Trên đây là những ưu điểm cơ bản trong công tác hạch toán nói chung và công tác hạch toán các nghiệp vụ thanh toán nói riêng tại công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội. Tuy vậy, bên cạnh những ưu điểm đó vẫn còn một số tồn tại dưới đây.


    2. Những tồn tại


    ¨ Thứ nhất, kế toán không tiến hành mở tài khoản 139 - ”Dự phòng cho khoản phải thu khó đòi ”.


    ¨ Thứ hai, kế toán công ty vẫn chưa áp dụng những thay đổi trong Thông tư 89/2002/TT-BTC vào việc hạch toán . Cụ thể là, kế toán công ty vẫn sử dụng hệ thống các tài khoản sau để hạch toán.


    TK 711: Thu nhập hoạt động tài chính


    TK 811:Chi phí hoạt động tài chính


    TK 721: Thu nhập hoạt động bất thường


    TK 821 : Chi phí hoạt động bất thường


    II. Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán các nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp và khách hàng tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội


    1. Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp


    * Ý kiến: Sử dụng TK 139 và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ dự phòng nợ phải thu khó đòi


    Để đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong kế toán, tại công ty nên tiến hành mở các tài khoản dự phòng cho các khoản phải thu để đảm bảo xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi theo đúng quy định .


    Mức dự phòng nợ phải thu khó đòi được tính bằng tổng các khoản nợ phải thu khói đòi nhân với tỷ lệ % thất thu của khách hàng trong tình trạng nghi ngờ không có khả năng thanh toán. Mức dự phòng này phải nhỏ hơn 20% tổng số dư nợ phải thu của doanh nghiệp và đảm bảo công ty không thua lỗ.





    * Ý kiến 2: Đổi mới tài khoản và phương pháp kế toán theo Thông tư 89/2002/TT-BTC


    Kế toán cần thay đổi một số tài khoản theo Thông tư 89/2002/TT-BTC của Bộ tài chính, cụ thể như sau:


    TK 711: được đổi tên thành “Thu nhập khác”


    TK 811: được đổi tên thành “Chi phí khác”


    Bỏ các TK 721, TK 821.


    Sử dụng thêm các tài khoản trong công tác hạch toán kế toán:


    TK 515: Thu nhập tài chính


    TK 635: Chi phí tài chính


    TK 521: Chiết khấu bán hàng


    * Ý kiến 3: Áp dụng việc ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế có phát sinh ngoại tệ theo tỷ giá hạch toán.


    Đơn vị nên tiến hành hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ theo tỷ giá hạch toán để đơn giản hoá công việc hạch toán.


    2. Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý công nợ trong thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp


    * Ý kiến 1: Đối với các khoản phải thu:


    _ Căn cứ vào những số liệu ở trên, có thể thấy công ty hiện nay đang bị chiếm dụng một số vốn lớn, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty.Trước mắt, công ty cần thu hồi hết các khoản nợ phải thu còn tồn đọng song song với việc lập một kế hoạch thanh toán thận trọng trong việc cân đối thời gian thanh toán các khoản phải thu và phải trả. Cần đảm bảo một yêu cầu, công ty luôn phải chiếm dụng được vốn tương ứng với phần bị chiếm dụng để đảm bảo ổn định về tài chính.Trong các hợp đồng kinh tế , cần có sự quy định rõ ràng trong các hợp đồng kinh tế về thời hạn thanh toán để buộc khách hàng phải thanh toán đúng hạn. Nếu khách hàng không thực hiện theo đúng thời hạn thanh toán thì phải chịu một mức lãi suất trả chậm tương ứng như lãi suất quá hạn của ngân hàng.


    _ Phân loại khách hàng, phân loại nợ quá hạn để tìm biện pháp xử lý cho từng khoản nợ ví dụ gửi giấy thông báo hạn thanh toán nợ cho các khoản nợ đến hạn, tăng cường công tác đòi nợ, gia hạn nợ .


    Căn cứ vào đây, kế toán vừa kiểm soát được các khoản nợ phải thu khó đòi để có biện pháp xử lý, đồng thời theo dõi những khách hàng nào thường xuyên nợ quá hạn để có chiến lược kinh doanh hợp lý.


    _ Có các biện pháp phòng ngừa rủi ro phát sinh các khoản nợ khó đòi như kiểm tra thông tin trước khi lựa chọn khách hàng, giới hạn giá trị tín dụng


    Ý kiến 2: Với các khoản phải trả


    _ Lựa chọn các biện pháp thanh toán thích hợp, thường xuyên kiểm tra các báo cáo tình hình thanh toán để đảm bảo thanh toán đúng hạn.


    _ Cân đối đối chiếu các khoản phải thu khách hàng và phải trả người bán để có kế hoạch về thanh toán, đề nghị với người bán trong hợp đồng kinh tế, tránh tình trạng để bị chiếm dụng vốn.


    ********


    Trên đây là một số kiến nghị nhỏ của em sau quá trình thực tập nghiên cứu về công tác hạch toán kế toán các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp tại Công xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội. Tuy những kiến nghị không nhiều, do hạn chế về mặt trình độ nhưng em cũng mong đóng góp cho sự hoàn thiện hơn về công tác hạch toán kế toán nói chung tại công ty, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
     
Đang tải...