Tiểu Luận Tiểu luận: Góp phần tìm hiểu tư tưởng của C.Mác về bản chất con người

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận: Góp phần tìm hiểu tư tưởng của C.Mác về bản chất con người


    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Kể từ khi con người bước vào lịch sử đến nay, cùng với việc đi sâu tìm hiểu thế giới xung quanh, con người cũng đã không ngừng tìm hiểu về chính bản thân mình. Con người là gì, nó sinh ra từ đâu, quan hệ con người với con người cũng như với thế giới ra sao, mục đích cuộc sống con người là gì, thế nào là hạnh phúc, điều gì sẽ đến với con người sau khi chết Biết bao nhiêu câu hỏi đã đặt ra và cũng đã có bao nhiêu cách trả lời về những câu hỏi ấy. Qua nhiều thời đại, với những chế độ xã hội kế tiếp nhau trong lịch sử, vấn đề con người vẫn không hề trở nên cũ trong nhận thức của con người.
    Là một hình thái ý thức xã hội, triết học bao giờ cũng trở lại với con người và coi con người như một đối tượng trung tâm của mình. Dù là duy vật hay duy tâm, dù có tuyên bố hay không tuyên là “triết học của con người”, “triết học về con người”, mọi trào lưu triết học ở thời cổ đại cũng như hiện đại đều đi vào lý giải một cách trực tiếp hay gián tiếp những vấn đề chung nhất của con người. Nhưng xuất phát từ những lập trường thế giới quan và phương pháp luận khác nhau của triết học, những lý giải ấy đã nhiều khi rất khác nhau hoặc đối lập hẳn nhau. Cuộc đấu tranh về lý luận và tư tưởng xung quanh vấn đề con người, bản chất con người cũng là một trong những nét độc đáo nhất của triết học.
    Chỉ đến khi chủ nghĩa Mác ra đời và phát triển một cách hệ thống, thì vấn đề con người mới được đặt ra và giải quyết một cách khoa học và cách mạng. Xem xét tư tưởng của C.Mác về bản chất con người (trong “luận cương về Phoiơbắc”) có liên hệ trực tiếp đến chiến lược phát triển con người của nước ta hiện nay. Nó đáp ứng cả về mặt lý luận và thực tiễn trong quá trình xây dựng và đào tạo con người mới.
    Thực tiễn ở Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nay đòi hỏi phải có những con người toàn diện, hài hòa về mọi mặt, đặc biệt là sự phát triển hoàn thiện về nhân cách. Chính vì vậy chúng tôi quyết định chọn đề tài niên luận “góp phần tìm hiểu tư tưởng của C.Mác về bản chất con người” với mong muốn là sáng tỏ một số cơ sở lý luận của C.Mác về bản chất con người từ đó đối chiếu với chiến lược xây dựng và đào tạo con người ở nứơc ta hiện nay.
    Trong thực tế và trên nhiều bình diện của cuộc sống vấn đề bản chất con người vẫn còn là một vấn đề tiếp tục làm sáng rõ hơn.
    2. Mục đích và nhiệm vụ
    Mục đích:
    Niên luận này nhằm nêu bật tư tưởng của C.Mác về bản chất của con người, từ đó thấy được cái mới, có tính khoa học và cách mạng trong tư tưởng của C.Mác so với các nhà triết học trước đó.
    Nhiệm vụ:
    Niên luận sẽ lý giải hai vấn đề cơ bản sau:
    1.Hệ thống các tư tưởng về bản chất con người trong lịch sử triết học trước C.Mác.
    2. Phân tích tư tưởng của C.Mác về bản chất con người từ đó liên hệ với chiến lược xây dựng và đào tạo con người ở nước ta hiện nay.
    3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Cơ sở lý luận của đề tài là nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng- chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác- Lênin. Đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước.
    Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp, nghiên cứu tài liệu, phương pháp logíc lịch sử.
    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1
    TƯ TƯỞNG VỀ CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ
    TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC
    1.1. Tư tưởng về con người trong lịch sử triết học phương Đông
    1.1.1.Vấn đề con người trong triết học Trung Hoa cổ đại
    1.1.2.Vấn đề con người trong triết học ấn Độ cổ đại
    1.2. Tư tưởng về con người trong triết học Phương Tây
    1.2.1 Vấn đề con người trong triêt học Hy lạp – Cổ đại
    1.2.1 Vấn đề con người trong triết học thời Trung Cổ Tây Âu .
    1.2.3 Vấn đề con người trong triết học thời kỳ Phục Hưng – Khai Sáng.
    1.2.4 vấn đề con người trong triết học cổ điển Đức
    CHƯƠNG 2
    TƯ TƯỞNG CỦA C.MÁC VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
    2.1 tính hiện thực của bản chất con người
    2.2.Bản chất con người-tổng hoà các mối quan hệ xã hội
    PHẦN KẾT LUẬN
     
Đang tải...