Tiểu Luận Tiểu luận: Gia đình Việt Nam hiện đại trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá - thực trạng và

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận: Gia đình Việt Nam hiện đại trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá - thực trạng và giải pháp



    1. Tính cấp thiết của đề tài.

    Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội và đang thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà thực chất là sự chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiệp vụ và quản lý Kinh tế - xã hội từ lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ hiện đại và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo nên năng suất lao động xã hội cao. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều vấn đề mới nảy sinh, trong đó có vấn đề gia đình cũng có nhiều biến đổi phức tạp.

    Năm quốc tế gia đình (IYE) với chủ đề “Gia đình - các nguồn lực và thế giới đang đổi thay” là ý tưởng tốt đẹp của cộng đồng thế giới nhằm động viên các quốc gia cần chú ý hơn nữa đến việc xây dựng và củng cố gia đình. Qua dó cho thấy gia đình trở thành một vấn đề thời sự được nhân loại quan tâm.

    Đảng ta rất coi trọng gia đình, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình có lối sống văn hoá, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mọi người và là tế bào lành mạnh của xã hội”. [3; 116].

    Trong tình hình chung của đất nước, khi chúng ta đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vấn đề gia đình cũng có những biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Gia đình là tế bào xã hội, vậy khi tiến theo nhịp độ phát triển mới lại càng phải chú ý tới việc phát huy những giá trị của các yếu tố truyền thống trong gia đình, chọn lọc để phát triển mô hình hiện đại trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xuất phát từ suy nghĩ đó, tôi chọn đề tài “Gia đình Việt Nam hiện đại trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá - thực trạng và giải pháp” để đi sâu tìm hiểu nhằm mục đích trên.

    2. Tình hình nghiên cứu.

    Ngày nay, gia đình là một trong những lĩnh vực đang diễn ra những biến động to lớn, do vậy nó thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả, đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu bàn về nó là:

    - Nguyễn Linh Khiếu, 1995, Gia đình và phụ nữ trong biến đổi văn hoá, xã hội nông thôn.

    - Nguyễn Minh Hoà, 2000, Hôn nhân gia đình trong xã hội hiện đại, Nxb trẻ.

    - Mai Quỳnh Nam, 2002, Gia đình trong tấm gương xã hội học, Khoa học xã hội.

    - Nguyễn Đình Xuân, 1997, Tuổi trẻ - sự nghiệp - tình yêu, Nxb Giáo dục.

    - Hạnh phúc gia đình, báo Phụ nữ Việt Nam.

    - Trần Hữu Nghiệp, 1981, Chủ động bảo vệ hạnh phúc gia đình.

    - Lê Ngọc Anh, 1/2002, Vấn đề giáo dục đào tạo và nếp sống văn hoá gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Tập chí Triết học, số 1.

    - Nguyễn Thị Lan Hương, 11/2004, Quan niệm của Mác-Ăngghen về gia đình và ý nghĩa của nó đối với việc nghiên cứu gia đình trong xã hội thông tin, Tạp chí Triết học, số 11.

    Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu về vấn đề gia đình ở Việt Nam nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về thực trạng gia đình Việt Nam hiện đại trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy kế thừa thành quả nghiên cứu của các bậc đi trước, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn giảng dạy môn Chủ nghĩa xã hội khoa học với chuyên đề gia đình, tôi đã triển khai nghiên cứu đề tài này.

    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.

    - Mục đích của đề tài nhằm góp phần làm rõ hơn về thực trạng gia đình Việt Nam hiện đại, đánh giá tác động nhiều mặt của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tới nó. Từ đó đề ra một số giải pháp cụ thể nhằm phát huy những mặt tích cực trong mối quan hệ nói trên.

    - Nhiệm vụ: để thực hiện mục đích như vậy, niên luận có nhiệm vụ sau:

    + Phân tích khái niệm gia đình, vai trò, vị trí gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại đối với sự phát triển xã hội.

    + Khái quát những vấn đề cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay.

    + Chỉ rõ những tác động của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại.

    + Đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những giá trị của gia đình Việt Nam hiện đại và khắc phục những tiêu cực của nó.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Trang

    PHẦN MỞ ĐẦU 1

    1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

    2. Tình hình nghiên cứu. 2

    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 3

    4. Cơ sở lý luận và thực tiễn. 4

    5. Phương pháp nghiên cứu. 4

    6. Kết cấu: 4

    NỘI DUNG:

    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG. 5

    1.1. Khái niệm gia đình. 5

    1.2. Vị trí, vai trò của gia đình Việt Nam truyền thống

    và hiện đại đối với sự phát triển xã hội. 8

    1.3. Chức năng của gia đình. 10

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

    TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ,

    VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP. 14

    2.1. Thực trạng gia đình Việt Nam hiện đại. 14

    a. Tình trạng kết hôn. 14

    b. Số lượng gia đình tăng nhanh, kết câu và quy mô

    gia đình nhỏ dần. 15

    c. Chức năng gia đình biến đổi từ khép kín đến xã hội hoá. 16

    d. Hình thức gia đình ngày càng phong phú phức tạp. 17

    e. Gia đình là hạt nhân văn hoá. 18

    2.2. Nguyên nhân của thực trạng. 19

    2.3. Các giải pháp nhằm phát triển gia đình hiện đại trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 20

    2.3.1. Giải pháp về kinh tế, việc làm. 20

    2.3.2. Giải pháp về các chính sách xã hội. 21

    2.2.3. Giải pháp về giáo dục. 22

    KẾT LUẬN 25

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...