Luận Văn Tiểu luận động viên nhân viên và các vấn đề liên quan 9đ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 26/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỊnh dạng file word


    Tiểu luận động viên nhân viên và
    các vấn đề liên quan

    Thành phố Hồ Chí Minh
    Tháng 11 năm 2012



    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU . 4
    I. Lý thuyết . 4
    1. Tầm quan trọng của động viên . 4
    1.1 Khái niệm động viên . 4
    1.2 Lợi ích của việc động viên nhân viên làm việc 5
    2. Các lý thuyết về động viên 7
    2.1 Thuyết cấp bậc nhu cầu của A. Maslow (1943) 7
    2.2 Thuyết X, thuyết Y của Douglas McGergor (1957) . 9
    2.3 Thuyết hai nhân tố của F. HenZberg (1959) 11
    2.4 Thuyết ERG của Alderfer (1969) 13
    2.5 Thuyết 3 nhu cầu của McClelland (1961 14
    2.6 Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom (1964) 15
    2.7 Quan điểm của Hackman và Oldman (1980) . 15
    2.8 Mô hình các yếu tố động viên của Kovach (1987) 16
    3. Tổng hợp các yếu tố động viên từ các lý thuyết 17
    II. Áp dụng trả lời câu hỏi 19
    1) Câu hỏi 1: “Ngày nay nhiều nhà quản trị quên rằng công việc cần phải có nhiều cảm hứng và vui tươi, họ cũng không còn liên hệ với những gì tạo cho nhân viên có năng suất” Bạn nghĩ gì về đánh giá này? 19
    Trả lời 19
    2) Câu hỏi 2: Làm thế nào để động viên nhân viên hiệu quả? hãy xác định các yếu tố động viên nhân viên và các điều kiện cần thiêt để động viên hiệu quả đối với một doanh nghiệp sản xuất? đối với một doanh nghiệp dịch vụ? . 25
    Trả lời 26
    1. Các yếu tố động viên nhân viên hiệu quả 26
    1.1 Công việc thú vị . 26
    1.2 Sự thừa nhận đầy đủ trong công việc . 26
    1.3 Sự tự chủ trong công việc . 27
    1.4 Sự bảo đảm công việc 27
    1.5 Thu nhập cao . 27
    1.6 Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp . 27
    1.7 Điều kiện/môi trường làm việc . 28
    1.8 Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên 28
    1.9 Xử lý kỷ luật khéo léo và tế nhị 28
    1.10 Sự giúp đỡ của cấp trên . 28
    1.11 Phúc lợi công ty . 29
    2. Các yếu tố và điều kiện cần thiết để động viên hiệu quả với doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ . 29
    2.1 Với doanh nghiệp sản xuất 30
    2.2 Với doanh nghiệp dịch vụ 31
    3) Câu hỏi 3: Hầu hết chúng ta đều làm việc để sống, và công việc là phần chính yếu của cuộc đời chúng ta, thế nhưng, tại sao các nhà quản trị phải lo lắng nhiều về những vấn đề động viên nhân viên? 32
    Trả lời 32
    1. Công việc là điều bạn phải làm cả cuộc đời . 32
    a) Công việc là gì . 35
    b) Điều gì thúc đẩy con người làm việc . 36
    2. Các nhà quản trị lo lắng về vấn đề động viên nhân viên 36
    a) Chìa khóa cho việc lãnh đạo xuất sắc 36
    b) Một số phương pháp đơn giản tạo động lực cho nhân viên làm việc có hiệu quả 37
    c) Bày tỏ sự quan tâm tới nhân viên 39
    KẾT LUẬN . 45
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 45


    Lời mở đầu

    Nguồn nhân lực từ lâu được xem là yếu tố quý giá và có vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới như hiện nay, các doanh nghiệp trong nước muốn tồn tại và phát triển thì phải biết phát huy các nguồn lực của mình, trong đó có nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực mạnh không những tạo cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh mà còn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
    Vai trò của việc tạo sự động viên trong lao động là rất quan trọng. Sự thành công của một tổ chức phụ thuộc rất lớn vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên. Hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của nhân viên được xác định bởi năng lực và mức độ động viên. Khi người lao động có sự động viên cao, họ sẽ say mê làm việc, tìm tòi và sáng tạo trong công việc, họ sử dụng mọi kỹ năng, kỹ xảo của mình để thực hiện công việc, họ luôn muốn cống hiến cho tổ chức. Ngược lại, khi người lao động không có sự động viên hoặc suy giảm động lực làm việc, họ sẽ không còn tha thiết với công việc, làm việc cầm chừng, không chủ động và kém hiệu quả, năng suất lao động của cá nhân người lao động đó giảm, kéo theo năng suất của doanh nghiệp sẽ giảm và mục tiêu của tổ chức cũng sẽ không đạt được. Thông qua việc giải quyết bài tập này, chúng ta có thể tìm được cách giải quyết những vấn đề trên.
    I. Lý thuyết
    1. Tầm quan trọng của động viên1.1 Khái niệm động viênĐộng viên là chìa khóa cải thiện kết quả làm việc. “Bạn có thể đưa con ngựa ra đến tận bờ sông nhưng không thể bắt nó uống nước. Ngựa chỉ uống nước khi nó khát – và con người cũng vậy”. Con người chỉ làm việc khi họ muốn hay được động viên bởi bản thân hay từ các nhân tố bên ngoài. Động viên là tạo ra sự hăng hái nhiệt tình và trách nhiệm hơn trong quá trình thực hiện công việc, qua đó làm cho công việc được hoàn thành với hiệu quả cao. Động viên là sự sự khích lệ và mong muốn, không phải đe dọa, bạo lực hay cám dỗ mà là bản thân muốn làm:
    · Gắn kết mục tiêu nhân viên tương đồng với mục tiêu công ty.
    · Điều đạt được chủ yếu từ sự động viên đối với nhân viên là thỏa mãn nhu cầu công việc, còn đối với công ty là công việc có chất lượng cao.
    Để có thể khai thác toàn bộ tiềm năng của nhân viên, công ty cần phải nhanh chóng xóa bỏ đi chế độ “mệnh lệnh và kiểm soát” và thay thế bằng “hướng dẫn và đồng ý” – đây là cách để động viên nhân viên hiệu quả. Sự thay đổi này bắt đầu khi người sử dụng lao động nhận thấy rằng khen thưởng nhân viên khi làm việc tốt thì hiệu quả hơn là những biện pháp phạt khi làm việc không tốt.
    Động viên dài hạn: khuyến khích nhân viên nhiệt tình bằng cách xây dựng lòng tin để họ phát huy năng lực và chịu trách nhiệm đối công việc. Đối với những nhân viên không nhiệt tình, tìm mọi cách để động viên và giúp đỡ họ. Người nhiệt tình quan trọng với công ty vì mạnh dạn đưa ý tưởng cần thiết trong môi trường cạnh tranh ngày nay.
    Người nào cần được động viên: trước đây, mọi người thường động theo một chiều từ trên xuống dưới, cấp trên động viên cấp dưới. Nhưng thực tế hiện nay, cấp dưới có khả năng làm nhiều hơn chứ không chỉ thực hiện mệnh lệnh, đôi khi cấp trên cũng cần sự động viên từ nhân viên của mình. Tất cả mọi người trong công ty đều cần được động viên để đạt sự hợp tác lớn nhất trong công việc.
    · Quản lý cấp cao: động viên cấp trên để thấy được rằng những yêu cầu của bản thân phù hợp yêu cầu của họ.
    · Đồng nghiệp: động viên đồng nghiệp để thấy được rằng với sự giúp đỡ nhau là cùng đi đến mục đích, thành công.
    · Cấp dưới: động viên cấp dưới để thấy rằng việc tuân theo mong muốn của cấp trên sẽ đem lại cho họ sự thỏa mãn.
    1.2 Lợi ích của việc động viên nhân viên làm việc
    Một nguyên tắc cơ bản trong quản trị là:
    Hiệu quả làm việc = f (năng lực * động lực).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...