Tiểu Luận Tiểu luận: đọc hiểu truyện ngắn vợ chồng a phủ

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận: ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN VỢ CHỒNG A PHỦ


    LỊCH SỬ VẤN ĐỀ


    Văn học ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử loài người. Đã từ lâu, chúng ta xem văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu ở bất cứ thời đại nào, ở bất cứ nơi đâu. Văn học là gì? Chất văn là gì? Văn học để làm gì? Sẽ còn làm đau đầu chúng ta một cách dịu ngọt mỗi khi ta đọc và đọc những hiện tượng văn học nối tiếp nhau xuất hiện trên phạm vi toàn nhân loại và mỗi khi cái phản ứng tự nhiên của độc giả hiện đại cứ ngày càng đa dạng và tỏ ra khó tính trong tiếp nhận văn học. PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương trong cuốn “Dạy học văn ở trường phổ thông” (GT 159), đã cho rằng việc đọc văn là “một lao động tinh thần cực kỳ căng thẳng”. Đọc là biến chữ viết thành âm thanh, biến dòng chữ khô cứng thành lời nói sinh động, có hồn. Đọc tác phẩm giúp người đọc đi sâu vào thế giới hình tượng, thế giới cảm xúc của nhà văn. Đọc còn là hình thức bồi dưỡng năng lực văn cho học sinh, năng lực tiếp nhận và khám phá, cắt nghĩa ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm”. Ý kiến trên đây đã giúp mỗi chúng ta có được những hình dung ban đầu về việc đọc hiểu văn chương. Như vậy, việc đọc hiểu văn chương đã trở thành yêu cầu cấp thiết đối với học sinh ở nhà trường phổ thông. Có lẽ hiểu được yêu cầu bức bách đó mà SGK Ngữ văn 6, 7 hiện hành đã thay thuật ngữ Giảng văn bằng Đọc hiểu.


    Có thể thấy, đọc hiểu văn là một hoạt động được xác định thông qua đối tượng và hướng vào đối tượng tác phẩm. Đọc hiểu văn gắn liền hữu cơ với tiếp nhận, vì muốn lĩnh hội trọn vẹn tác phẩm văn học không có con đường nào khác là đọc và sử dụng các hình thức khác nhau, dưới những bình diện khác nhau, mục đích khác nhau để đạt tới sự hiểu biết và xúc cảm thật sự nhằm từ khám phá bản thân và hướng thiện.


    Đề cập tới vấn đề đọc hiểu, các nhà khoa học đã tiếp nhận ở nhiều góc độ khác nhau và đưa ra những kiến giải riêng của mình. Lịch sử văn học đã ghi nhận rất nhiều cây bút với những công trình nghiên cứu sáng tạo nhắc tới vấn đề đọc hiểu ở các mức độ nông sâu khác nhau. Năm 1969, xuất hiện công trình nghiên cứu quan trọng của Hanđơke nhan đề : Văn xuôi, huyền thoại, khoa học - những vấn đề thi pháp của nó đề cập đến bản chất của người đọc và vị trí tương lai của nó đối với thế giới hiện tại. Hanđơke đã góp phần phân biệt chính xác hơn các loại người tiếp nhận đồng thời nêu lên những nhận định ban đầu về việc đọc văn.


    Năm 1971, Slavinxki với bài báo được dư luận chú ý “Mối quan hệ bên trong cá nhân của giao tiếp văn học” đã trình bày tương quan xảy ra trong nội tại văn bản bao gồm những vấn đề bạn đọc có năng lực đọc và hiểu văn, hình tượng tiếp nhận thế giới được mô tả


    Cuối cùng phải nhắc tới một vấn đề còn tồn tại cực kỳ quan trọng có ý nghĩa thời sự trong “Phương thức tư duy văn học mới” được các nhà triết học trẻ Vácsava khởi luận. Đó là Thi pháp ứng dụng. Thi pháp ứng dụng chỉ ra phạm vi nghiên cứu trạng thái giao tiếp giữa người truyền tin, người nhận tin trong một tổng thể và trong nội tại của nó, mặt khác nó còn có nghĩa là sự nhận thức văn học, tiếp nhận văn học, và đọc hiểu văn học.


    Ở Việt Nam cũng đã có một số học giả đã nghiên cứu đi sâu vào vấn đề đọc hiểu văn chương. Tác giả đầu tiên mà chúng tôi muốn nói đến là GS.TS Nguyễn Thanh Hùng với các công trình nghiên cứu tiêu biểu như : Hiểu văn dạy văn, đọc và tiếp nhận văn chương, văn học và nhân cách, văn học tầm nhìn biến đổi Hầu hết các công trình trên của tác giả đã đề cập sâu sắc tới việc đọc hiểu văn chương và coi đó là một khâu không thể thiếu trong việc dạy học văn. Tiếp đó, có thể nhận thấy công trình của GS.TS Phan Trọng Luận : Văn học nhà trường, thiết kế bài dạy tác phẩm văn chương ở đó ta cũng bắt gặp những ý kiến đóng góp của tác giả vào công việc đọc hiểu văn chương và những hướng giải khi đi vào các tác phẩm cụ thể.


    Giới nghiên cứu không chỉ dừng lại ở đây, cuốn sách Dạy học văn ở nhà trường phổ thông của PGS-TS Nguyễn Thị Thanh Hương đã đem lại cho ta những ý kiến sáng tạo và mới mẻ về lý luân dạy văn, vai trò chủ thể tiếp nhận của học sinh, tầm quan trọng của việc đọc trong giờ phân tích tác phẩm văn chương


    Những kiến giải của một số tác giả trên đem lại cách nhìn toàn diện về việc đọc văn hiểu văn. Với mỗi một loại hình văn học ta cần có những phương pháp đọc hiểu khác nhau. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn đề cập tới việc đọc hiểu truyện ngắn, cụ thể hơn nữa là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.
     
Đang tải...