Tiểu Luận TIỂU LUẬN: ĐỀ TÀI Dự án phát triển làng nghề truyền thống Chạm bạc Đồng Xâm tại xã Hồng Thái, huyện

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. MỞ ĐẦU
    Việt Nam là một nước đang phát triển, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu với khoảng 80% dân số sống ở nông thôn, trình độ khoa học kỹ thuật, quản lý còn nhiều yếu kém. Do đó, đất nước rất cần sự sự hỗ trợ, đầu tư từ bên ngoài. Nói như vậy không có nghĩa chúng ta lạm dụng và coi sự đầu tư nước ngoài là động lực chính để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Sự phát triển kinh tế nước ta phải dựa chủ yếu vào nguồn lực của đất nước, của nhân dân ta thì chúng ta mới có thể phát triển bền vững, ổn định, không bị lệ thuộc hay bị quốc gia khác chi phối.
    Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam đã phát huy những lợi thế của quốc gia mình để tiến tới hội nhập ngày càng sâu, rộng với nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó thì phát triển kinh tế nông thôn đang là một vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng, quan tâm nhằm rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. Một hướng đi mới cho phát triển kinh tế nông thôn là không thể chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp mà cần phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt hình thành các làng nghề. Các làng nghề nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng sau thời gian thăng trầm, đang từng bước phục hồi, phát triển và ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung. Việt Nam hiện có khoảng 1.490 làng nghề, trong đó có 300 làng nghề truyền thống. Giá trị kinh tế từ sản phẩm xuất khẩu của làng nghề đạt khoảng 600 triệu USD. Bên cạnh đó, làng nghề là nơi lưu trữ, bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc đặc trưng của mỗi vùng đất, mang âm hưởng quê hương riêng của mình. Sản phẩm tiêu biểu và độc đáo của Việt Nam, có giá trị và chất lượng cao, vừa là hàng hoá, vừa là sản phẩm văn hoá nghệ thuật và mỹ thuật, thậm chí trở thành những di sản văn hoá của dân tộc, mang bản sắc văn hoá Việt Nam.
    Từ nhiều thế kỷ trước, cùng với nền văn minh lúa nước, nhiều nghề thủ công đã ra đời ở các vùng nông thôn Việt Nam.Với lợi thế nhiều mặt từ vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội, lich sử, đồng bằng sông Hồng được mang danh là đất trăm nghề. Có những nghề, những làng nghề có tới hàng ngàn năm nay, có làng nghề xuất hiện mới đây do nhu cầu của cuộc sống con người. Nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, Thái Bình không chỉ là một địa danh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng. Nơi đây còn có nhiều nghề thủ công truyền thống như: chạm bạc. thêu ren, đan mũ, dệt mũ, dệt chiếu, Trong đó, làng nghề Chạm bạc Đồng Xâm là một làng nghề truyền thống nổi tiếng với những sản phẩm tinh xảo mang tính nghệ thuật cao của Thái Bình. Với hy vọng góp phần nhỏ bé vào sự phát triển làng nghề truyền thống nói chung và các làng nghề truyền thống nói riêng của tỉnh Thái Bình chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Dự án phát triển làng nghề truyền thống Chạm bạc Đồng Xâm tại xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình”.
    II. NỘI DUNG
    1. Phân tích bối cảnh và điều kiện tự nhiên ( thuận lợi, khó khăn, tiềm năng để phát triển làng nghề)
    1.1. Điều kiện tự nhiên
    Hồng Thái là một xã nhỏ thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, ở đồng bằng sông Hồng với diện tích 7 km[SUP]2[/SUP] (năm 2010). Phía Bắc giáp xã Bình Nguyên, phía Tây giáp Lê Lợi, phía Đông giáp huyện Thái Thụy, ngăn cách bởi sông Trà Lý, phía Nam giáp xã Nam Cao.
    Xã Hồng Thái cũng như tất cả các xã khác của huyện Kiến Xương (Thái Bình) chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nắng nhiều và có mùa đông lạnh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...