Tiểu Luận Tiểu luận đánh giá cảm quan" Consumer Behavior"

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. LỜI MỞ ĐẦU

    Đánh giá cảm quan là đứa con của công nghiệp. Nó được ra đời vào cuối thập niên 40 do có sự phát triển như vũ bão của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng, các công ty thực phẩm Trong tương lai, sự phát triển của đánh giá cảm quan sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, mà một trong những yếu tố quan trọng nhất phải kể đến đó là con người và quá trình mà người đó được đào tạo, trang bị và huấn luyện.

    Đây là phương pháp khoa học được sử dụng để gợi lên, đo đạc, phân tích và giải thích các cảm giác đối với sản phẩm thông qua các giác quan của con người: thị giác, khướu giác, xúc giác, vi giác và thính giác.Tạo điều kiện để giảm mức độ rủi ro và không chắc chắn khi ra quyết định và giảm chi phí sản xuất một cách hiệu quả sản phẩm mới được chấp nhận cao bởi người tiêu dùng.

    Trong suy nghĩ của người tiêu dùng đối với một thang bậc sản phẩm, kiến thức về một lớp sản phẩm tồn tại ở cấp độ cao nhất, trong khi kiến thức về một nhãn hiệu thuộc lớp sản phẩm đó tồn tại ở cấp độ thấp nhất . Người tiêu dùng cũng đưa ra các đánh giá và quyết định về các cấp độ khác nhau của một thang bậc sản phẩm, cũng như một loạt các nhóm sản phẩm có tính thay thế . Chẳng hạn, khi quyết định mua cái gì cho bữa ăn hàng ngày, người tiêu dùng có lẽ phải quyết định giữa nhiều nhóm thực phẩm, chẳng hạn thịt, cá, các thức ăn nhẹ hay các món chay. vv

    Hiểu được người tiêu dùng là nỗi niềm trăn trở của tất cả các doanhnghiệp, đặc biệt là những người làm chuyên môn về phát triển sản phẩm, tiếpthị, truyền thông, bán hàng, chăm sóc khách hàng, các thiết kế viên. Trong thời gian đầu tiên thì những người thuộc chuyên môn phát triển sản phẩm về nhiều lĩnh vực, cũng như các quản trị marketing có thể hiểu được người tiêu dùng thông qua những kinh nghiệm bán hàng cho họ hàng ngày.

    Thế nhưng sự phát triển về quy mô của các công ty và thị trường đã làm cho nhiều nhà quản trị Marketing hay các kĩ sư nghiên cứu phát triển sản phẩm trong nhiều ngành như thực phẩm, mỹ phẩm Họ không còn điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nữa. Ngày càng nhiều những nhà quản trị, cũng như các kĩ sư thực phẩm đã phải đưa vào việc nghiên cứu người tiêu dùng để tìm hiểu hành vi của họ từ văn hóa, tâm lý, độ tuổi, lối hiểu biết cũng như nghề nghiệp và sở thích về sản phẩm thực phẩm như thế nào.

    Nhằm có cái nhìn tổng quát về hành vi của người tiêu dùng sở thích của họ ở cấp độ sản phẩm, mức độ cân nhắc khi tiêu thụ một sản phẩm mới hay cũ, các yếu tố ảnh hưởng cũng như đưa ra được thang đo và mô hình hành vi của người tiêu dùng vì vậy nhóm chúng em đã chọn đề tài “ Consumer Behavior”



    MỤC LỤC

    A. LỜI MỞ ĐẦU 2

    B. NỘI DUNG 3

    I. LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG 3

    1. Lý thuyết về độ khả dụng 3

    2. Lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng 10

    II. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

    1. Phương pháp nghiên cứu primary so với phương pháp nghiên cứu secondary. 17

    2. Phương pháp nghiên cứu nhóm 18

    3. Phương pháp nghiên cứu trực tuyến. 22

    4. Các biện pháp nghiên cứu sinh lý 23

    III. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU 25

    IV. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG 26

    1. Các yếu tố văn hóa 28

    2. Những yếu tố xã hội 29

    3. Những yếu tố cá nhân 31

    4. Những yếu tố tâm lý 34

    C. KẾT LUẬN 41

    D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...