Tiểu Luận Tiểu luận: Dân chủ xã hội chủ nghĩa với việc quản lý xã hội

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận: Dân chủ xã hội chủ nghĩa với việc quản lý xã hội



    PHẦN A
    LỜI NÓI ĐẦU
    1- TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
    Công cuộc đổi mới của đất nước ta đã và đang đặt ra những thành công quan trọng trên mọi mặt cuqr đời sống xã hội, trong đó có việc đổi mới dân chủ trong quản lý ở cấp cơ sở. Theo hệ thống hành chính Việt Nam ở cấp cơ sở là đơn vị xã (phường), xã được gọi ở nôgn thôn và phường được gọi ở vùng đô thị cho đến nay. Việt Nam vẫn là một nước nông nghiêp, có trên 70% dân số sống và làm việc ở khu vực này, đóng góp một tỉ trọng lớn cho nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, nước ta vốn là nước có nền văn minh lúa nước lâu đời, cho nên làng xã đã tồn tại và phát triển ngàn xưa. Đây chính là mảnh đất màu mỡ, để bảo tồn, nuôi dưỡng và phát triển các truyền thống, phong tục của dân tộc, là nơi gìn giữ các giá trị văn hoá tiêu biểu của dân tộc, làng xã cũng là bức thành đồng chống lại sự xâm chiếm, nô dịch, đồng hoá ủa văn hoá ngoại lai độc hại của bên ngoài.
    Cấp làng xã, với tư cách quản lý hành chính cơ sở, còn là đơn vị, tổ chức kinh tế quan trọng. Tuy nhiên cấp làng xã cũng là nơi chứa đựng những hủ tục, những tư tưởng lạc hậu, lối sống bảo thủ bên cạnh đó do tính tổ chức khép kín làm cho việc sản xuất và hiệu quả kinh tế không cao. Mặt khác, ở dây kỷ cương phép nước chưa được thực hiện nghiêm chỉnh, tệ nạn xã hội, nạn tham nhũng cửa quyền chưa thực sự chấm dứt.
    Đã vậy, do tồn tại quá lâu trong nền kinh tế quan liêu bao cấp, dưới sự quản lý bằng các mệnh lệnh kế hoạch hành chính chúng ta đã không chú ý đúng mức đến vai trò của chính quyền cấp xã, đến việc tự quản ở cấp cơ sở. Chúng ta đã áp đặt cách quản lý một chiều theo chỉ tiêu phân bổ, làm mất đi năng lực tự chủ sáng tạo, không tạo ra được động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
    Như vậy, việc xây dựng được môt cơ chế quản lý tiên tiến phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, là chiếc chìa khoá mở ra thành công. Để có được một cơ chế quản lý như thế, chúng ta tất yếu phải đưa dân chủ trong cách quản lý, bởi chỉ có đổi mới nền dân chủ trong quản lý, đổi mới nền dân chủ từ cơ sở chúng ta mới phát huy được nhân tố sức mạnh cộng đồng, củng cố tình đoàn kết và thống nhất ý chí.
    2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:
    Việc đổi mới nền dân chủ trong quản lý ở cấp cơ sở hiện nay là vấn đề hết sức cần thiết, cho nên nó đã được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu, với những khía cạnh khác nhau. Ví dụ: “quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay - mọt số vấn đề và giải pháp” của nhóm tác giả Phan Đại Doãn, Lê Sĩ Phúc (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - 1996)”. Cải cách hành chính địa phương, lý luận và thực tiễn” của nhóm tác giả Tô Tử Hạ, Nguyễn Hữu Trị, Nguyễn Hữu Đức - (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia). Ngoài ra còn một số bài báo quan trọng khác cũng đề cập xung quanh vấn đề này. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi chọn “Dân chủ xã hội chủ nghĩa và quản lý xã hội dân chủ ở cấp cơ sở xã (phường)” làm đề tài luận văn của mình.
    3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ GIẢI QUYẾT:
    a- Mục đích nghiên cứu:
    Bước đầu tìm hiểu dân chủ xã hội chủ nghĩa và vận dụng nó trong quản lý cấp xã (phường) nhằm phục vụ sự nghiệp đổi mới phương thức quản lý xã hội ở cấp cơ sở và đáp ứng tốt hơn cho công cuộc xây dựng đất nưcớ vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
    b. Nhiệm vụ giải quyết:
    Để đạt được những mục đích nêu trên, việc nghiên cứu cần giải quyết tốt những nhiệm vụ sau:
    - Làm rõ khái niệm dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa.
    - Tính tất yếu của việc đổi mới cơ chế quản lý, và sự cần thiết đưa dân chủ vào quản lý ở cấp cơ sở xã (phường) nói riêng và các cấp chính quyền nói chung.
    - Tìm hiểu đẩy đủ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về xây dựng chính quyền cấp xã (phường).
    - Tìm hiểu thực trạng của việc tổ chức quản lý của chính quyền cấp xã hiện nay.
    - Tìm ra và đề xuất những kiến nghị và giải pháp thích hợp để thực hiện việc quản lý xã hội dân chủ ở cấp xã, phần thúc đẩy nền kinh tế, xã hội ở cơ sở địa phương phát triển.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
    PHẦN B
    NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1: DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỚI VIỆC QUẢN LÝ XÃ HỘI
    1.1. Khái niệm dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa:
    1.1.1. Khái niệm dân chủ:
    1.1.2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa hình thức cao của dân chủ:
    1.2. Quản lý xã hội dân chủ - Mục đích của chủ nghĩa xã hội và động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
    1.2.1. Khái niệm quản lý xã hội:
    1.2.2: Quản lý xã hội dân chủ - Động lực thúc đẩy xã hội phát triển:
    CHƯƠNG 2
    QUẢN LÝ XÃ HỘI MỘT CÁCH DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ CẤP XÃ (PHƯƠNG) - MỘT YÊU CẦU TRONG SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG HIỆN NAY Ở VIỆT NAM.
    2.1. VỊ TRÍ CỦA CẤP XÃ VỚI SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI:
    2.1.1. Vị trí cấp xã trong lịch sử.
    2.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về chính quyền cấp xã.
    2.2. Quản lý xã hội cộng đồng ở cấp xã - một yêu cầu của nhân dân Việt Nam hiện nay.
    2.2.1. Hệ thống chính trị cấp xã ở Việt Nam hiện nay.
    2.2.2. Quản lý xã hội dân chủ ở cấp xã hiện nay.
    2.2.3. Một số vấn đề đặt ra để thực hiện quản lý xã hội dân chủ ở cấp xã (phường) hiện nay.
    PHẦN III
    KẾT LUẬN
     
Đang tải...