Tiểu Luận Tiểu luận chuyên đề Thi pháp thể loại văn học!

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài:
    BẢN CHẤT THỂ LOẠI
    TRONG “PHẨM TIẾT” CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

    PHẦN MỞ ĐẦU
    Thể loại vốn là một vấn đề không mới mẻ của lý luận văn học nhưng đây vẫn là vấn đề mang tính thời sự. Lịch sử nghiên cứu thể loại đã kéo dài 2300 năm với các kiến giải của nhiều nhà nghiên cứu lỗi lạc.
    Trước hết, do tầm quan trọng của của chính bản thân vấn đề thể loại. Theo Likhatrov: “thể loại chứa đựng toàn bộ tính văn học của văn học”; và theo M. Bakhtin: “lịch sử văn học, trước hết là lịch sử hình thành, phát triển, tương tác giữa các thể loại”; và “thể loại chứ không phải phương pháp hoặc trường phái sáng tác chính là những nhân vật chính của tấn kịch lịch sử văn học”.
    Thứ hai, thể loại là vấn đề thời sự vì nó vẫn đang được tranh luận. Văn học luôn luôn vận động cùng với một hệ thống thể loại vừa lặp lại, vừa sai lệch. Vì vậy, việc nhận thức về thể loại không hề đơn giản, thậm chí là đầy lầm lẫn.
    Mở đầu là quan niệm về thể loại của Aristotle. Với hạt nhân cơ sở là thuyết bắt chước, nghệ thuật là sự mô phỏng tự nhiên, ông chia văn học làm ba thể loại: kịch, trữ tình và tự sự.
    Mỹ học Hêghen với quan niệm nghệ thuật là trò chơi, làm biến đổi khách thể vốn có; thế giới vận động theo nguyên tắc “tam đoạn luận”, tương ứng với ba giai đoạn vận động đó là ba thể loại văn học: sử thi, trữ tình và kịch.
    Mĩ học Mac – Lê Nin trên cơ sở của lý thuyết phản ánh đã chia văn học thành ba thể loại: tự sự, trữ tình và kịch.
    Bước sang thế kỉ XX, vấn đề thể loại được xem xét ở những góc độ mới như nhìn nhận từ phía tiếp nhận của người đọc
    Theo Bakhtin, “thực ra cho đến ngày nay, lý thuyết về các thể loại đã hoàn bị ấy hầu như không được bổ sung được gì cơ bản so với cái mà Aristotle đã làm. Thi pháp học của ông hiện nay vẫn là nền móng không gì lay chuyển nổi của lý thuyết thể loại”. Nhưng trong thế kỉ văn học mới, khi tiểu thuyết lên ngôi và chúng tỏ vai trò thống soái, thu hút tất cả các thể loại khác đi theo nó và thậm chí tự đi chệch cái nòng cốt thể loại cố hữu của mình bằng một tinh thần phê phán thì lý luận thể loại cổ điển tỏ ra lúng túng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...