Tiểu Luận Tiểu luận chính sách thương mại quốc tế Chính sách nhập khẩu của Nhật Bản

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mặc dù là một trong những nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, Nhật Bản lại là một quốc gia nghèo về nguyên liệu và năng lượng. Trong 8 loại nguyên liệu, năng lượng quan trọng nhất, quyết định quy mô và tốc độ phát triển của nền kinh tế, thì Nhật Bản phải nhập khẩu tới 99,7% dầu mỏ, 100% thuỷ ngân và nhôm, 90% quặng sắt, 86% than, 82% đồng, 62% kẽm, 57% chì. Với việc nhập khẩu này, Nhật Bản trở thành nước nhập khẩu nguyên liệu lớn nhất thế giới cả về quy mô và cơ cấu, chủng loại.
    Để bảo đảm nguồn cung cấp nguyên vật liệu, năng lượng ổn định, an toàn trong điều kiện thế giới đầy biến động, các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản đã tìm mọi cách để chi phối và đa dạng hoá các nguồn cung cấp tài nguyên, năng lượng. Đến nay, Nhật Bản đã kiểm soát được 100% quặng sắt của Malaysia, 80% nguồn cung cấp gỗ và đồng của Philippines, 50% nguồn dầu thô của Indonesia, 30% cao su của Thái Lan. Và một trong những nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản đạt được thành quả này chính là chính sách nhập khẩu của Nhật Bản.
    Vậy đó là một chính sách như thế nào? Với những số liệu chính thức mới nhất, bài viết về đề tài “Chính sách nhập khẩu của Nhật Bản” hy vọng sẽ làm rõ những đặc điểm cơ bản nhất của chính sách này thông qua hai công cụ quản lý là thuế quan và hàng rào phi thuế quan.
    Thuế quan
    Nhật Bản sử dụng hệ thống phân loại HS; và ở Nhật có hai loại mức thuế quan là mức thuế tự định (còn gọi là quốc định) và mức thuế hiệp định. Mức thuế tự định là mức thuế được quy định trong luật thuế, gồm mức thuế cơ bản, mức thuế tạm thời và mức thuế ưu đãi. Còn mức thuế hiệp định là mức thuế được thoả thuận trong các hiệp định ký với nước ngoài. Trong đó quy định chỉ đánh thuế vào mặt hàng nào đó theo một mức thuế thấp. Mức thuế hiệp định cũng được áp dụng với những nước có thoả thuận cho nhau hưởng nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ ngoại thương với Nhật Bản.
    Phần này chủ yếu đi sâu về thuế hiệp định, gồm thuế suất MFN áp dụng và tỉ lệ thuế quan ưu đãi, vì đây là một yếu tố thể hiện rõ tinh thần hợp tác thương mại của Nhật Bản. Nhưng trước hết, bài viết sẽ cung cấp những số liệu tổng quan nhất về thuế quan Nhật Bản.
    Trong năm tài chính 2010, biểu thuế quan của Nhật Bản bao gồm 8.826 dòng thuế trong hệ thống phân loại HS (không tính các dòng thuế trong hạn ngạch). Trong đó 98,8% là mức thuế hiệp định; 108 dòng thuế còn lại (tương đương 1,2%) là các dòng thuế không có hiệp định, chủ yếu là thuế đánh vào thủy hải sản (cá, tôm cua, rong biển), dầu khí, gỗ và các mặt hàng từ gỗ. (Xem phụ lục, bảng 1)
    Khoảng 41,4% thuế quan của Nhật Bản là ở mức 0%; 24,5% thuế quan ở mức lớn hơn 0% và nhỏ hơn hoặc bằng 5%; 21,2% thuế quan ở mức lớn hơn 5% và nhỏ hơn hoặc bằng 10%. Trong khi toàn bộ thuế suất trong hạn ngạch là thuế tương đối thì loại thuế này chỉ chiếm 24,5% thuế suất vượt hạn ngạch. Ngoài ra còn có 1 sự chênh lệch lớn giữa các mức thuế trung bình: của thuế suất trong hạn ngạch là 18,3% còn của thuế suất vượt hạn ngạch lên tới 77,4%.
    Trong tổng số các dòng thuế hiệp định, 92,4% là thuế tương đối, 2,4% là thuế tuyệt đối, 0,6% là thuế lựa chọn và 3,3% là các loại thuế khác. Mức thuế MFN hiệp định trung bình là 5,9%, cao hơn không đáng kể so với mức thuế MFN áp dụng trung bình (5,8%). Mức thuế hiệp định trung bình của các sản phẩm nông nghiệp (16%) là khá cao so với mức trung bình của các sản phẩm phi nông nghiệp (3,5%). Nếu không có cam kết cắt giảm thuế quan nào nữa, mức trung bình này của các sản phẩm nông nghiệp sẽ không đổi vì Nhật Bản đã thực hiện đầy đủ các cam kết của vòng đàm phán Uruguay trong năm 2009.
    Thuế suất MFN áp dụng
    Cơ cấu thuế suất MFN áp dụng của Nhật Bản hầu như là không đổi từ năm 2008. Trong tổng số 8826 dòng thuế, 93,4% là thuế tương đối, 2,3% là thuế tuyệt đối, 0,6% là thuế hỗn hợp, 3,3% là các loại thuế khác và 0,4% là thuế lựa chọn. Các mức thuế suất không phải thuế tương đối chủ yếu được áp dụng đối với dầu và chất béo, giày dép, thức ăn chế biến sẵn, động vật sống và các sẩn phẩm từ động vật, dệt may và quần áo, rau xanh và các sản phẩm khoáng sản.
    Trung bình thuế suất MFN áp dụng của Nhật Bản năm tài chính 2010 là 5,8%. Sản phẩm nông nghiệp nhận được sự bảo hộ từ thuế quan cao hơn nhiều so với các sản phẩm phi nông nghiệp: mức thuế trung bình đơn giản của các sản phẩm nông nghiệp là 15,7% trong khi của các sản phầm phi nông nghiệp chỉ là 3,5%. Mức thuế MFN áp dụng trung bình đối với giày dép và mũ, thức ăn chế biến sẵn, rau xanh, động vật sống, da sống và da bì, vũ khí và đạn dược, dệt may và quần áo cũng là khá cao.
    Số liệu bảng 1 (xem phần phụ lục) cho thấy không có khuôn mẫu cố định nào cho sự leo thang thuế quan MFN. Sự leo thang từ bán thành phầm cho đến thành phẩm được thể hiện rõ ở một số ngành, nhất là dệt may, lọc dầu và hóa chất công nghiệp. Đối với những ngành khác, gồm có thực phẩm, sản phầm da thuộc, sản phẩm gỗ và giấy và các loại hóa chất khác thì sự bảo hộ thuế quan cho thành phẩm lại nhỏ hơn so với bán thành phẩm. Trong khi đó cao su và các sản phầm cao su lại có sự leo thang thuế quan từ nguyên liệu thô sơ cho đến bán thành phẩm và thành phẩm rất rõ ràng. (Xem phụ lục, bảng 1)
    Tỉ lệ thuế quan ưu đãi
    Tỉ lệ thuế quan ưu đãi được áp dụng đối với 140 nước đang phát triển và 14 vùng lãnh thổ trong Hệ thống ưu đãi chung GSP (General System of Preference). Năm 2007 chính phủ Nhật Bản đã mở rộng thêm danh mục các hàng hóa được hưởng mức trợ cấp ưu đãi tới 49 quốc gia kém phát triển, từ mức 86% tăng lên 98% đối với tất cả các hạng mục thuế quan. Các quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ GSP Nhật Bản là Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philippin và Việt Nam.
    Tỉ lệ thuế quan trung bình áp dụng đối với các nước trong hệ thống GSP là 4,6% và đối với các nước đang phát triển là 0,5% . Tỉ lệ thuế quan trung bình trong các Hiệp định thương mại tự do dao động từ 3,3% (đối với Malaysia) và 3,9% (đối với Brunei). Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt rất lớn đối với các nhóm sản phẩm khác nhau. Cụ thể, trong khi tỷ lệ thuế quan ưu đãi trung bình dao động từ 0,5% đến 4,6%, nhóm sản phẩm nông nghiệp chịu tỷ suất thuế từ 1,8% đến 14,7%. Tỷ lệ thuế quan theo những hiệp định này cũng khá cao đối với sản phẩm công nghiệp như là da, cao su, giày và sản phẩm du lịch, vải và quần áo nhập khẩu (theo GSP). Các mặt hàng như sản phẩm bơ, sữa, vài loại giày, vải hay quần áo không quy định trong GSP cho các nước đang phát triển thì chịu mức tỷ suất thuế quan tối huệ quốc (MFN). (Xem phụ lục, bảng 2)
    Nhìn chung, tỉ lệ thuế quan ưu đãi trung bình trong tất cả các thỏa thuận thương mại (GSP, LDC và FTAs) là thấp hơn so với tỉ lệ thuế quan MFN trung bình. Hầu hết các sản phẩm công nghiệp (từ chương 25 đến 97 hệ thống HS) được hưởng ưu đãi không chịu thuế nhập khẩu trừ 118 mặt hàng không được ưu đãi như muối, dầu thô, gelatin, đồ da, lông cừu, dê, thỏ và các sản phẩm từ lông này, gỗ dán, kén tằm, lụa thô, sợi lụa, vải lụa, sợi bông và sản phẩm dệt, giầy và các bộ phận của giầy . và 78 hạng mục (1.264 mặt hàng) nhạy cảm với mức thuế suất 20%, 40%, 60% hoặc 80% so với thuế suất MFN, có hạn ngạch trần được tính cho mỗi năm tài chính.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...