Tài liệu Tiểu luận cao học hành chính: chứng minh rằng ở nước ta quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chứng minh rằng ở nước ta quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện ba quyền (Tiểu luận Triết cao học hành chính 9 điểm)

    Đề tài: Bằng những dẫn chứng cụ thể chứng minh rằng ở nước ta quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp?

    NỘI DUNG BÀI LÀM:

    Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng ta năm 1991, trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội” đã bắt đầu nhắc tới sự tồn tại của ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và sự phân công, phối hợp giữa các quyền đó theo tinh thần “Nhà nước Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp với sự phân công rành mạch ba quyền đó”. Đến Hội nghị Trung ương 8, khóa VII, quan điểm trên đã được hoàn thiện thêm một bước là “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Quan điểm này tiếp tục được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta khẳng định “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Nghị quyết Đại hội X nêu rõ “Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” [SUP][[1]][/SUP].


    Quan điểm này đã được Hiến pháp nước ta năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) chính thức ghi nhân tại điều 2 là: “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.


    Nói đến quyền lực Nhà nước là nói đến một dạng quyền lực xã hội mang tính ý chí, gắn liền với chủ quyền quốc gia, về bản chất, quyền lực nhà nước luôn thống nhất, nó thuộc về một chủ thể - đó là nhân dân. Quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, Nhà nước nhận quyền từ nhân dân - một khối thống nhất tạo nên một khả năng thống nhất vô cùng vững chắc trong đời sống xã hội [SUP][[2]][/SUP]
    Ở nước ta, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân lập ra và do đó nguồn gốc quyền lực của Nhà nước xuất phát từ nhân dân. Theo quy định tại Hiếp pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) và các Luật tổ chức bộ máy nhà nước thì tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Nhân dân thông qua chế độ bầu cử: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín đã tự nguyện trao quyền lực của mình cho các đại biểu Quốc hội và đã tập trung quyền lực của mình vào Quốc hội. Tại Điều 6, Hiến pháp Việt Nam năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định: “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...