Tiểu Luận Tiểu luận: Cải cách hành chính

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận: Cải cách hành chính

    MỤC LỤC
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Lời nói đầu
    Nội dungI. Khái niệm về hành chính và cải cách hành chính
    II. Nguyên nhân cải cách hành chính ở Việt Nam
    III. Các nhận thức và quan điểm về cải cách hành chính ở Việt Nam
    Nhận thức về cải cách hành chính
    Về phương diện quyền lực Nhà nước
    Về phương diện kinh tế
    Về phương diện xã hội
    Quan điểm về cải cách hành chính ở Việt Nam
    IV. Nội dung cải cách hành chính ở Việt Nam
    Cải cách thể chế
    Cải cách bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương
    Đổi mới, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức
    Cải cách tài chính công
    Kết luận

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




    LỜI NÓI ĐẦU
    Cải cách hành chính là một công việc quan trọng, trên thế giới hiện nay không có nước nào là không tiến hành nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước. Nhưng đồng thời đây cũng là một công việc vô cùng khó khăn và phức tạp.
    Cơ quan hành chính Nhà nước Việt Nam trong thời gian trước đây đã chứng tỏ là kém hiệu lực. Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều tầng nhiều nấc, với những chồng chéo, mắt xích trung gian không cần thiết; sự phân định chức năng nhiệm vụ quyền hạn giữa các cơ quan tổ chức và cán bộ Nhà nước không rõ ràng, có nhiều mâu thuẫn; hoạt động quản lý trì trệ, quy trình ra quyết định chậm chạp, kém hiệu quả. Bên cạnh đó, quyết định quản lý ban hành nhiều nhưng không được thực hiện nghiêm chỉnh, chất lượng các viên chức, công chức giảm sút, việc sắp xếp cán bộ nhiều khi tuỳ tiện. Các nguyên tắc quản lý Nhà nước chưa được nhận thức và áp dụng đúng đắn, vừa tồn tại bệnh tập trung quan liêu, vừa có nhiều biểu hiện tư do, tuỳ tiện, vô chính phủ Tất cả các hiện tượng trên đây đã được các cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước nhắc đến nhiều lần.
    Thực tiễn yêu cầu bộ máy Nhà nước cần sự ổn định để bảo đảm quản lý Nhà nước không bị gián đoạn. Song, “một bộ máy vững chắc cần phải thích hợp với mọi biến động. Nếu sự vững chắc trở thành khô cứng, cản trở những biến đổi, thì tất yếu sẽ có đấu tranh. Vì vậy cần phải bằng mọi cách dốc toàn lực làm cho bộ máy phục tùng chính trị”. Do đó, cần phải đổi mới bộ máy quản lý và đổi mới quản lý Nhà nước nói chung để nó hoàn thành được các nhiệm vụ chính trị của mình. Tại hội nghị Trung ương lần thứ 8 (khoá VII) đã đề ra Nghị quyết “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính”. Mới đây tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX cũng nêu rõ: “Xây dựng nền hành chính Nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá”. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
     
Đang tải...