Tiểu Luận Tiểu luận Bộ môn Xung đột quốc tế : Nội chiến Libya - 2011

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
    KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
    Tiểu luận
    Bộ môn: Xung đột quốc tế

    Đề tài: Nội chiến Libya - 2011
    LỜI NÓI ĐẦU
    Mùa xuân Ả Rập là làn sóng cách mạng với các cuộc nổi dậy, diễu hành và biểu tình phản đối chưa có tiền lệ tại các quốc gia ở thế giới Ả Rập. Làn sóng này là một chất xúc tác cho việc bùng nổ cuộc nội chiến tại Libya vào đầu năm 2011. Cuộc nội chiến góp phần vào một loạt các cuộc biểu tình tại thế giới Ả Rập và đã được xem như là một phần của Mùa xuân Ả Rập
    Trước năm 2011, Libya được lãnh đạo bởi Muammar Gaddafi, Gaddafi được cả thế giới biết đến như là một kẻ độc tài, đối với những người lên tiếng chỉ trích Gaddafi hay những người tham gia các cuộc biểu tình chống chính phủ Libya đều có kết thúc bi thảm. Những kết cục đấy đều do chính tay Gaddafi tạo ra, bằng sự độc đoán của mình, Gaddafi thực hiện nhiều cuộc đàn áp dã man mọi sự chống đối. Tuy vậy, sự đàn áp lần này lại đánh dấu mốc cho sự kết thúc của những ngày cai trị độc đoán của Gaddafi.
    Sự trỗi dậy lần này của người dân Libya đã mở ra một thời đại mới vắng bóng kẻ độc tài cho chính đất nước của họ. Chúng tôi giới hạn bài viết của mình trong năm 2011, nghiên cứu phân tích Chính sách của các bên trong mỗi giai đoạn của cuộc nội chiến. Bài viết sẽ trả lời cho câu hỏi Tại sao người dân Libya, lần này lại có thể dành được chiến thắng?
    Bài viết đề cập đến bốn phần chính xoay quanh cuộc xung đột : Tiền xung đột, Xung đột, Giải quyết xung đột, Hậu xung đột. Với mỗi phần lớn sẽ có những phân tích đánh gia cụ thể cũng như những trích dẫn có liên quan. Cụ thể như sau:
    Trong phần tiền xung đột, chúng tôi chủ yếu xem xét tình Khu vực Băc và ở ngay trong lòng Libya. Trong đó đi vào Mùa xuân Ả Rập, sự kiện chính thúc đẩy cuộc xung đột lên tới đỉnh điểm. Đồng thời bài viết cũng sẽ phân tích mối quan hệ giữa nhà nước và người dân Libya.
    Đối với phần Xung đột leo thang, bài viết sẽ nêu ra chính sách cụ thể của mỗi bên và việc triển khai chính sách đó thể hiện qua những dòng sự kiện
    Trong phần cuối cùng: Chiến thằng của NTC, tuy cuộc xung đột đã được giải quyết qua các thỏa thuận nhưng mà tàn dư và sự ảnh hưởng của nó vẫn còn là một nguy cơ tiềm ẩn, bài viết sẽ nêu ra những dự đoán cho Libya trong tương lai.
    Vì cuộc chiến này xảy ra cách đây chỉ mới một năm và những tàn dư của nó vẫn còn ảnh hưởng đến ngày nay, nên những tài liệu tham khảo về cuộc chiến một cách đầy đủ, chính xác là rất khó tìm vì vậy tài liệu tham khảo sẽ là các nguồn báo điện tử. Bài viết có thể còn những sơ suất, rất mong bạn đọc góp ý và lượng thứ . Chân thành cám ơn cô và các bạn đã theo dõi bài viết!


    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 3
    A. Tiền xung đột 4
    1. Muammar Gaddafi - Kẻ độc tài 4
    2. Biểu tình và cuộc chiến dân sự. 6
    B. Xung đột leo thang. 9
    I. Gaddafi công khai chính sách. 9
    II. Phiến quân. 11
    III. Diễn biến. 12
    C. Chiến thắng của NTC 16
    I. Cái kết sau 42 năm độc tài 16
    II. Sự hình thành một chính phủ. 18
    Tài liệu tham khảo. 20
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...