Tiểu Luận Tiểu luận: Bàn về vấn đề công-dung-ngôn-hạnh của người phụ nữ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận: BÀN VỀ VẤN ĐỀ CÔNG-DUNG-NGÔN-HẠNH CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ



    Khi bàn về người phụ nữ, văn hào Gorki đã viết :


    “Ta có người phụ nữ


    Những người mẹ hiền từ


    Cả thế giới nương như


    Dươi hai bầu sữa mẹ”


    Người phụ nữ là một nửa không thể thiếu của thế giới này. Điều ấy, từ xưa đến nay đã tồn tại như một chân lý, một đức tin huyền diệu. Trên bước đường vấtg vả mưu sinh, kiếm tìm những cơ hội, ai trong chúng ta không một lần lây sự dịu dàng và tha thiết, bao dung và độ lượng của bà, của mẹ, của chị hay một người con gái nào đó làm nguồn động viên, điểm tựa để vươn lên. Cả thế giới trân trọng, ngưỡng mộ và tôn thờ vẻ đẹp, lòng vị tha, đức hi sinh, sự trong sáng thánh thiện của phụ nữ Người ta gọi nó là thiên tính của phụ nữ. Ngày trước, ở các nước Á Đông, trong đó có Việt Nam, nhưng phẩm chất ấy được qui về bốn chữ : công - dung - ngôn - hạnh.


    Công, dung, ngôn, hạnh là gì ? Nó xuất phát từ đâu, đề cập đến vấn đề gì ; sự “in hình’ của nó trên mỗi bước đi của lịch sử?.Ngày nay, nó được hiểu như thế nào ?


    Công, dung, ngôn, hạnh là bốn chữ dùng để chỉ những phẩm chất cần có của một người phụ nữ; nói cách khác, đó là những yếu tố để người phụ nữ trở nên hoàn thiện. Đây là những khái niệm xuất phát từ hệ tư tưởng nho giáo, nguồn gốc từ Trung Quốc. Quan niệm của hệ tư tưởng phong kiến, nếu người đàn ông là những bậc trượng phu “đầu đội trời chân đạp đất”, mang trong mình “trung hiếu tiết nghĩa” thì phụ nữ phải là những bậc nữ nhi có đầy đủ “Công, dung, ngôn, hạnh” - tứ đức. Đi kèm với “tứ đức” còn có “tam tòng” (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử). Tam tòng, tứ đức trở thành thước đo đánh giá người phụ nữ.


    .
     
Đang tải...