Tiểu Luận tiểu luận ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp.doc

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    >[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();


    Chủ nghĩa t­ư bản ra đời từ trong lòng xã hội phong kiến, trên cơ sở sự phân hoá những ng­ười sản xuất nhỏ và quá trình tích luỹ nguyên thuỷ của t­ư bản. Từ đó đến nay, phương thức sản xuất t­ư bản chủ nghĩa đã trải qua một quá trình phát triển dài hàng bốn, năm thế kỷ.
    Quá trình phát sinh phát triển của chủ nghĩa tư­ bản là quá trình công nghiệp hoá tư­ bản chủ nghĩa, tiến từ nền sản xuất nhỏ, lao động thủ công lên nền sản xuất lớn, lao động chủ yếu bằng máy móc; là quá trình ngày càng xã hội hoá lao động và sản xuất. Trong quá trình đó lực lư­ợng sản xuất tư­ bản chủ nghĩa đ­ược phát triển từng b­ước đi đôi với sự hoàn thiện dần dần quan hệ sản xuất tư­ bản chủ nghĩa, dẫn tới sự thống trị tuyệt đối của ph­ương thức sản xuất tư­ bản chủ nghĩa trong nền kinh tế - xã hội của một nư­ớc cũng như­ trên phạm vi thế giới.
    Mác khái quát quá trình phát triển của chủ nghĩa t­ư bản trong công nghiệp thành ba giai đoạn: hiệp tác giản đơn, công tr­ường thủ công và đại công nghiệp cơ khí. Khi phân tích ba giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp, Mác cho rằng đó là ba giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất, ba giai đoạn tăng năng xuất lao động; đồng thời đó cũng là quá trình phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, quá trình tăng cường bóc lột lao động làm thuê.
    NỘI DUNG
    I. Hiệp tác giản đơn
    1. Quan điểm của Mác về hiệp tác và hiệp tác giản đơn
    Khi nghiên cứu và phân tích về quá trình sản xuất giá trị thặng dư tương đối, Mác đã tìm ra được những phương pháp đặc thù của quá trình sản xuất ấy. Trong đó hiệp tác là một trong những phương pháp mà Mác đã phân tích và lý giải. Mác cho rằng, lao động hiệp tác là khi nhiều người lao động cùng làm việc với nhau nhằm mục đích chung, trong một quá trình sản xuất, hoặc trong quá trình sản xuất khác nhau, nhưng có quan hệ với nhau. Mác viết: ''Cái hình thái lao động trong đó nhiều người làm việc theo kế hoạch bên cạnh nhau và cùng với nhau, trong cùng một quá trình sản xuất, hay trong những quá trình sản xuất khác nhau nhưng gắn liền với nhau thì gọi là hiệp tác''. (C.Mác, PH.Angghen, toàn tập, tập 23 NXB CTQG, Hà Nội – 1993, tr 473). Có hai hình thức hiệp tác: hiệp tác giản đơn và hiệp tác trên cơ sở phân công. Khi nhiều người cùng làm một việc hoặc những công việc giống nhau, thì đó là hình thức hiệp tác giản đơn nhất. Thí dụ: nhiều người cùng khiêng một vật nặng, hoặc cùng cày trên một đám ruộng, nhiều thợ nề cùng xây một bức tường
    Hiệp tác giản đơn là khởi điểm của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sinh ra trên cơ sở sản xuất hàng hoá nhỏ. Nó bắt đầu khi tư liệu sản xuất tập trung vào tay một số ít người, còn người lao động thì mất hết tư liệu sản xuất, buộc phải đem bán sức lao động của mình nh­ư một thứ hàng hoá. Những xưởng thủ công tương đối lớn của nhà tư bản hình thành, trong đó qui mô sản xuất được mở rộng, nhưng chưa có sự thay đổi gì căn bản về công cụ lao động cũng nh­ư phương pháp lao động. Đó là giai đoạn phát triển ban đầu của sản xuất tư bản chủ nghĩa, gọi là hiệp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa.
    Những xí nghiệp theo kiểu hiệp tác nh­ư vậy đầu tiên là do thương nhân, người cho vay nặng lãi, thợ cả và thợ thủ công phát tài xây dựng trên cơ sở lao động làm thuê của những người thợ thủ công phá sản, nông dân nghèo Khi nói về lịch sử ra đời của chủ nghĩa tư bản Mác viết: ''Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ thực tế bắt đầu ở nơi nào mà cũng một tư bản cá biệt ấy thuê nhiều công nhân trong cùng một lúc, do đó quá trình lao động mở rộng qui mô của nó và cung cấp sản phẩm với một số lượng lớn. Sự hoạt động của một số công nhân làm việc trong cùng một thời gian, trên cùng một không gian để sản xuất ra cùng một loại hàng hoá, dưới sự điều khiển của cùng một nhà tư bản - đó là điểm xuất phát lịch sử và lô-gích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa''. (Tr 468)
    Để có thể tạo ra khối lượng giá trị thặng dư­ đủ bảo đảm cho tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa và nuôi sống nhà tư bản hoàn toàn thoát ly lao động sản xuất, thì lao động làm thuê bị bóc lột đó phải đạt đến một số lượng nhất định. So với sản xuất nhỏ cá thể, hiệp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa khác về qui mô sản xuất và số lượng người lao động, còn về kỹ thuật thì chưa có gì thay đổi. Nhưng chỉ riêng sự khác nhau về qui mô cũng đã làm cho hiệp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa có những ­ưu thế to lớn, tạo ra một năng suất lao động cao hơn so với sản xuất nhỏ cá thể.
    So với sản xuất nhỏ cá thể, hiệp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa có những ưu thế sau đây:
    + Tạo ra một sức sản xuất mới, sức sản xuất tập thể. Do đó có thể dễ dàng hoàn thành những công việc mà từng cá nhân hay một số ít người không làm nổi, như­ khiêng một vật nặng Mặt khác trong cùng một thời gian, cùng một số người, nhưng làm việc tập thể thì có thể được nhiều việc hơn là làm riêng lẻ. Mác đã chứng minh như sau: “Trong một ngày tự nhiên thì một người riêng rẽ chỉ có thể rút ra một ngày lao động thôi, ví dụ là 12 giờ chẳng hạn nhưng sự hợp tác của 100 người lại có thể mở rộng một ngày 12 giờ thành một ngày lao động 1200 giờ”.(tr 476). Mác viết: '' Trong tất cả những trường hợp ấy, lao động của từng người riêng rẽ không thể nào đạt tới kết quả của lao động chung, hoặc chỉ đạt tới sau một thời gian rất lâu, hoặc với một qui mô rất nhỏ. ở đây vấn đề không phải chỉ là nâng cao sức sản xuất cá nhân bằng sự hiệp tác, mà còn tạo ra một sức sản xuất mà tự nó đã là tập thể rồi. ''. (tr 473)
    + Tiết kiệm được chi phí sản xuất. Do sản xuất tập trung, nên nhiều công cụ có thể dùng chung, nhà xưởng và kho tàng có thể thu gom, chi phí về vận chuyển có thể giảm bớt tất cả những điều đó dẫn đến tiết kiệm được chi phí làm cho giá trị hàng hoá giảm xuống.
    Thí dụ: 12 người thợ dệt, nếu tập trung sản xuất trong một xí nghiệp thì chỉ cần làm một nhà xưởng, một nhà kho, một số dụng cụ do làm chung nên có thể giảm bớt đi nh­ững máy quay sợi, nên chi phí sản xuất sẽ thấp hơn là cũng vẫn 12 người nhưng chia làm hai nhóm mỗi nhóm 6 người.
    + Kích thích sự thi đua và khả năng lao động của mỗi người.
    Mác viết M: ''Chưa nói đến một sức mới, xuất hiện khi nhiều sức hợp nhất lại thành một sức chung, trong phần lớn các công việc sản xuất, ngay sự tiếp xúc xã hội cũng đã đẻ ra sự thi đua, cũng kích thích nguyên khí làm tăng năng suất cá nhân của từng người riêng rẽ''. (tr 474)
    + San đi bù lại những chênh lệch cá nhân về thể lực, kỹ năng giữa những người sản xuất, nhờ đó mà hao phí lao động cá biệt của xí nghiệp hiệp tác gần sát với hao phí lao động xã hội cần thiết trung bình. Đó là cơ sở làm cho sản xuất và tiêu thụ hàng hoá của xí nghiệp hiệp tác được ổn định và vững chắc hơn sản xuất nhỏ riêng lẻ.
    Mác viết:'' Chúng ta nhấn mạnh rằng nhiều công nhân bổ xung cho nhau cùng làm một việc hoặc một loại công việc nh­ư nhau, vì hình thức lao động chung giản đơn nhất đó cũng có một tác dụng lớn ngay cả trong hình thức hiệp tác phát triển nhất. Nếu quá trình lao động là một quá trình phức tạp thì chỉ việc kết hợp một khối lượng đông những người lao động làm việc chung với nhau cũng đã cho phép phân phối những công việc khác nhau cho những người khác nhau, do đó tiến hành những công việc ấy cùng một lúc, và nhờ thế mà rút ngắn được thời gian lao động cần thiết để làm ra tổng sản phẩm''. ( Tr. 476)
    + Bảo đảm tính liên tục trong lao động, hạn chế thời giờ trống.
    + Bảo đảm mở rộng hoặc thu hẹp không gian trên đó lao động tiến hành.
    Mác viết: “Một mặt sự hợp tác cho phép mở rộng phạm vi không gian của lao động và vì vậy, đối với một quá trình lao động nhất định, mối liên hệ về mặt không gian giữa các đối tượng lao động cũng đã đòi hỏi phải có sự hiệp tác, ví dụ như­ công trình tiêu nước, đắp đập, đưa nước vào ruộng, đào kênh, đắp đ­ường, làm đ­ường xe lửa, .Mặt khác, sự hiệp tác cho phép thu hẹp tương đối, tức là so với qui mô sản xuất, phạm vi không gian của sản xuất. Sự giới hạn phạm vi không gian đó của lao động trong khi đồng thời mở rộng phạm vi tác động của nó mà kết quả là giảm bớt được h­ao phí của sản xuất - Sự giới hạn đó nảy sinh từ việc tập trung một khối đông công nhân, từ việc hợp nhất những quá trình lao động khác nhau và tập trung những tư liệu sản xuất lại”. (tr 477)
    + Bảo đảm tính thời vụ của công việc. Vì hiệp tác cho phép tập trung lao động một cách kịp thời cho những công việc mang tính thời vụ, thí dụ, thu hoạch mua màng, cắt lông đàn cừu, hộ đê chống lụt
    Để làm rõ vai trò của hiệp tác, Mác đã đ­ưa ra ví dụ về hậu quả của việc không hiệp tác, Mác viết: “Chính vì thiếu sự hiệp tác ấy mà ở miền Tây nước Mỹ hàng năm mất một khối lượng lớn lúa mì và ở một số vùng thuộc Đông Ấn, nơi mà nền thống trị của Anh đã thủ tiêu chế độ công xã cũ, hàng năm cũng mất một khối lượng lớn bông”. (tr 477)
    Những ­ưu thế trên đây của hiệp tác giản đơn tạo khả năng tiết kiệm được lao động quá khứ và lao động sống. Do đó, tạo ra một năng suất lao động cao hơn, một sức sản xuất mới của lao động, giúp cho con người làm được những việc to lớn mà khi lao động riêng lẻ không thể làm được.
    2. Tính chất tư bản chủ nghĩa của hiệp tác giản đơn
    Trong xã hội tư bản, dưới quyền lực của tư bản, hiệp tác trở thành công cụ để bóc lột, một hình thức sản xuất giá trị thặng dư­ tương đối.
    Mác cho rằng: ''nếu một mặt, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là một tất yếu lịch sử để biến quá trình lao động thành một quá trình xã hội, thì mặt khác, hình thức xã hội đó của quá trình lao động lại là một phương pháp mà tư bản đã dùng để bóc lột quá trình đó một cách có lợi hơn bằng cách nâng cao sức sản xuất của quá trình đó''. (tr 486)
    Như­ đã trình bày ở trên, ­ưu thế của hiệp tác rõ ràng là do lao động tập thể quyết định. Đứng về ý nghĩa đó, thì ­ưu thế của hiệp tác không thuộc về một thời đại lịch sử riêng biệt nào. Nhưng dưới chủ nghĩa tư bản, dưới quyền lực của nhà tư bản, hiệp tác giản đơn với những ­ưu thế của sự tập trung và xã hội hoá lao động, tạo ra năng suất lao động cao, không những không mang lại phúc lợi cho người lao động mà trở thành công cụ để nhà tư bản bóc lột công nhân lao động làm thuê. Trong quá trình sản xuất nhà tư bản là người chỉ đạo, kiểm soát đối với quá trình sản xuất. Sự chỉ đạo, kiểm soát của nhà tư bản đối với quá trình sản xuất xuất phát từ hai lý do sau:
    Một là, hiệp tác lao động ở bất kỳ chế độ xã hội nào cũng cần có sự điều khiển chung, một sự chỉ đạo tập trung và thống nhất để điều hoà hoạt động sản xuất của các cá nhân cho ăn khớp với hoạt động sản xuất của tập thể. Đó là tính tất yếu khách quan của tổ chức quản lý một nền sản xuất lớn so với sản xuất nhỏ, cá thể.
    Mác viết: ''Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên qui mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động của cá nhân Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc tr­ưởng. Các chức năng chỉ đạo, giám sát, điều hoà ấy trở thành những chức năng của tư bản, khi lao động phụ thuộc vào tư bản đó trở thành lao động hiệp tác. Là một chức năng đặc biệt của tư bản”. (tr 480)
    Hai là, nhà tư bản có chức năng tổ chức điều khiển sự hiệp tác lao động đó. Bởi vì, nhà tư bản là người nắm giữ tư liệu sản xuất nên họ phải là người tổ chức quản lý và kiểm soát quá trình sản xuất. Sự chỉ đạo, kiểm soát quá trình sản xuất trở thành quyền lực của nhà tư bản đối với công nhân và tất yếu mang tính cưỡng bức và chuyên chế của đối kháng giai cấp nhằm bóp nặng giá trị thặng dư­.
    Như vậy, hiệp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa là một tất yếu đối với sự hình thành và phát triển của nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa. Hiệp tác lao động ở trình độ giản đơn cũng như­ ở trình độ phát triển cao đều phải lấy tập trung tư liệu sản xuất làm tiền đề vật chất. Tập trung tư liệu sản xuất tất yếu dẫn đến hiệp tác lao động; đồng thời hiệp tác lao động phải dựa trên cơ sở tập trung tư liệu sản xuất.
    Mác cho rằng: “Nói chung công nhân không thể trực tiếp cùng làm với nhau khi họ không được tập hợp lại ở một chỗ, vì vậy, việc tập hợp nhau lại tại một địa diểm nhất định là điều kiện của sự hiệp tác của họ; những người công nhân làm thuê không thể hiệp tác được với nhau nếu nh­ư cũng một tư bản ấy, không sử dụng họ cùng một lúc, tức là không mua sức lao động của họ cùng một lúc . sự tích tụ một khối lượng lớn tư liệu sản xuất vào trong tay những nhà tư bản riêng rẽ là điều kiện vật chất cho sự hiệp tác của những người công nhân làm thuê, và qui mô hiệp tác hoặc qui mô sản xuất phụ thuộc vào qui mô của sự tích tụ đó”. (tr 479).
    Từ nghiên cứu vấn đề này cho thấy, hiệp tác giản đơn là một hình thức xã hội hoá lao động, là một hình thức tổ chức lao động tất yếu của sản xuất qui mô lớn, tập trung. Nó phù hợp với mọi hình thái kinh tế - xã hội từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn.
    Hiệp tác tuy có những ­ưu thế so với sản xuất cá thể, nhưng để tiếp tục phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động tất yếu hiệp tác phải phát triển lên phân công lao động và công trường thủ công.
    II. Phân công lao động và công trường thủ công
    1. Nguồn gốc và đặc điểm của công trường thủ công
    Công trường thủ công tư bản chủ nghĩa là hình thức hiệp tác tư bản chủ nghĩa xây dựng trên cơ sở phân công trong nội bộ xí nghiệp và trên cơ sở kỹ thuật thủ công. Nó tồn tại từ khoảng nửa cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVII, và sinh ra từ hai nguồn gốc sau đây:
    Một là, từ sự tập hợp những nghề thủ công khác nhau vào trong xưởng tư bản chủ nghĩa dưới sự chỉ huy chung của một nhà tư bản. Trong các công trường thủ công này, những người thợ thủ công làm nghề khác nhau đó không còn sản xuất một sản phẩm hoàn chỉnh nữa, mà làm những bộ phận khác nhau của sản phẩm tập thể. Mác đ­ã ra ví dụ: “một chiếc xe ngựa đầu tiên là sản phẩm tập thể của lao động của một số lớn những người thợ thủ công độc lập như­ thợ làm hòm xe, thợ đóng yên, thợ may, thợ nguội, thợ làm đồ đồng, thợ tiện, thợ rèn, thợ kính, thợ sơn, thợ đánh vác ni, thợ mạ vàng .Công trường thủ công đóng xe ngựa tập hợp tất cả những người thợ thủ công khác nhau đó vào trong một xưởng, ở đó họ làm việc trong cùng một lúc và hiệp đồng với nhau”.(tr 488)
    Hai là, sự hiệp tác của những người thợ cùng nghề. Do có sự phân công mà công việc sản xuất sản phẩm trước kia do một người làm, nay được chia làm nhiều bộ phận, mỗi công nhân hoặc nhóm công nhân chỉ sản xuất từng bộ phận thôi. Sản phẩm hoàn chỉnh là do những sản phẩm bộ phận đó hợp lại. Mác viết: “ Những công trường thủ công cũng có thể phát sinh một cách hoàn toàn ng­ược lại. Nhiều người thợ thủ công cùng làm một việc nh­ư nhau hay một loại công việc giống nhau, ví dụ nh­ư làm giấy, đúc chữ in, làm kim khâu, được một nhà tư bản tập hợp lại cùng một lúc trong cùng một công xưởng”. Mác còn phân tích: “Ví dụ một số lượng hàng hoá thành phẩm lớn hơn phải được giao trong một thời hạn nhất định. Vì vậy lao động bị phân chia ra. Đáng lẽ giao cho một người thợ thủ công làm lần lư­ợt hết các công việc khác nhau, thì người ta tách những công việc đó ra, cô lập chúng xếp chúng bên cạnh nhau trong không gian rồi giao mỗi công việc ấy cho từng người thợ thủ công cá biệt, và tất cả những công việc ấy được những người lao động hiệp tác tiến hành trong cùng một lúc. Trong khi người thợ ph­ường hội làm kim có thể làm lần lư­ợt đến 20 công việc thì ở đây chẳng bao lâu 20 thợ thủ công cùng làm bên cạnh nhau, mỗi người chỉ làm một công việc trong số 20 công việc đó”. (tr 490- 491). Từ những phân tích đó, Mác đi đến kết luận, công trường thủ công tư bản chủ nghĩa được hình thành theo hai cách.
    Một mặt, công trường thủ công phát sinh từ sự kết hợp những nghề thủ công độc lập khác nhau, những nghề này đã mất tính chất độc lập của chúng và đã trở thành phiến diện đến mức chỉ còn là những công việc bộ phận bổ sung cho nhau trong quá trình sản xuất ra cùng một hàng hoá. Mặt khác, phát sinh từ sự hiệp tác của những người thợ thủ công cùng nghề, nó phân giải nghề thủ công cá biệt đó thành những công việc đặc thù khác nhau, cô lập và tách riêng những công việc ấy đến mức mỗi công việc ấy trở thành một chức năng riêng của một người công nhân đặc thù.
    Tuy xuất phát từ hai nguồn gốc khác nhau, nhưng công trường thủ công có chung những đặc điểm sau đây:
    Một là, là một cơ cấu sản xuất dựa trên cơ sở kỹ thuật thủ công, tức là dựa trên sức lực, sự khéo léo, sự nhanh nhẹn và sự chuẩn xác của bàn tay con người khi họ sử dụng công cụ thủ công của họ để làm việc.
    Mác chỉ rõ: “Để hiểu đúng sự phân công lao động trong công trường thủ công thì điều căn bản là phải chú ý đến các đặc điểm sau đây. Trước hết, .việc thực hiện những công việc đó vẫn mang tính chất thủ công, và vì vậy nó phụ thuộc vào sức lực, sự khéo léo, sự nhanh nhẹn và sự chuẩn xác của người công nhân riêng lẻ trong việc sử dụng công cụ của họ. Nghề thủ công vẫn là cơ sở”. (tr 491)
    Hai là, người thợ thủ công hoàn chỉnh trước kia bị chia ra thành người lao động bộ phận. Đi đôi với việc phân chia người lao động bộ phận, công cụ của họ cũng được phân chia, chuyên môn hoá.
    Mác chỉ rõ: “Một người công nhân suốt đời chỉ làm có mỗi một công việc đơn giản thôi, sẽ biến toàn bộ thân thể của anh ta thành một khí quan tự động mang tính chất phiến diện của cái công việc đơn giản ấy .Đặc điểm của công trường thủ công là sự phân hoá các dụng cụ lao động, nhờ đó mà những dụng cụ cùng loại có được những hình thái cố định, đặc thù cho mỗi hình thái sử dụng đặc thù”. (tr 492, 495)
    Ba là, về mặt kinh tế - xã hội, công trường thủ công là khâu trung gian giữa tiểu sản xuất hàng hoá và đại công nghiệp cơ khí. Nó gần với thủ công nghiệp, vì kỹ thuật thủ công là cơ sở của công trường thủ công. Nó gần với công xưởng về mặt qui mô lớn của sản xuất, do có sự hình thành thị trường rộng lớn, xưởng lớn dùng công nhân làm thuê, một tư bản lớn chi phối hoàn toàn quần chúng công nhân vô sản.
    Như vậy, công trường thủ công là loại công trường tập trung những người có ngành nghề khác nhau trong xí nghiệp tư bản để sản xuất ra một loại sản phẩm nào đó, sản phẩm cuối cùng được nắp ráp bởi nhiều bộ phận khác nhau. Và ở đó có nhiều người thợ thủ công cùng làm một nghề trong một xí nghiệp tư bản.
    Công trường thủ công có những ưu thế sau: từ sự phân tích ở trên chúng ta có thể thấy rằng công trường thủ công tạo ra năng suất lao động cao hơn so với hiệp tác giản đơn. Bởi vì, lao động được chuyên môn hoá nên người lao động tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, nâng cao nhanh chóng trình độ thành thạo và dễ dàng cải tiến phương pháp lao động, vì vậy có thể tiêu hao ít sức lực mà đạt hiệu quả sản xuất cao hơn. Hơn nữa do chuyên môn hoá, nên giảm nhiều thời gian trong sản xuất như­ thời gian ngừng việc để đổi nhiệm vụ, đổi chỗ, đổi dụng cụ kết quả là giảm bớt được thời gian chế tạo ra một đơn vị sản phẩm. So với hiệp tác giản đơn, phân công trong công trường thủ công làm cho sản xuất và tiêu thụ hàng hoá có cơ sở kinh tế vững chắc hơn. Bởi vì, cơ cấu sản xuất của công trường thủ công là lao động tập thể gồm nhiều người lao động bộ phận chuyên môn hoá, nên trong ít thời gian hơn mà công trường thủ công cung cấp được nhiều sản phẩm hơn, nói cách khác là sức sản xuất của lao động đã tăng lên.
    2. Phân công lao động trong công trường thủ công và phân công lao động trong xã hội
    Trước khi đi vào phân tích sự khác nhau và giống nhau giữa phân công lao động trong công trường thủ công và phân công lao động trong xã hội. Chúng ta cần đi vào phân biệt các loại phân công lao động. Theo Mác, nếu chỉ xét riêng bản thân lao động thì người ta có thể gọi sự phân chia nền sản xuất xã hội thành những ngành lớn như­ nông nghiệp, công nghiệp .là sự phân công lao động chung và sự phân chia những ngành ấy thành loại và thứ là sự phân công lao động đặc thù; sự phân công lao động trong công xưởng thợ là sự phân công lao động cá biệt. Còn phân công lao động xã hội là sự phân chia nền sản xuất xã hội thành nhiều ngành nghề khác nhau để sản xuất ra các loại giá trị sử dụng khác nhau.
    Ngày nay, ở mức độ phân công lao động chung nhất, nền sản xuất xã hội của hầu hết các quốc gia được phân chia thành ba ngành lớn: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Đồng thời phân công lao động đặc thù và phân công lao động cá biệt cũng hết sức sâu sắc. Phân công lao động trong công trường thủ công là sự chuyên môn hoá và hiệp tác hoá lao động trong phạm vi từng công trường thủ công, tức là trong nội bộ xí nghiệp, chủ yếu do kỹ thuật và tổ chức quá trình sản xuất quyết định.
    Phân công lao động trong xã hội và trong công trường thủ công có những điểm giống và khác nhau là:
    - Giống nhau:
    Cả hai loại phân công đều biểu hiện sự chuyên môn hoá và hiệp tác hoá lao động, đánh dấu sự phát triển của lực lượng sản xuất và thúc đẩy sự phát triển đó. Hai loại phân công đều có nguồn gốc tương tự: Phân công lao động xã hội ra đời trên cơ sở hợp nhất nhiều công xã khác nhau trong cùng một hệ thống kinh tế, hoặc làm tan rã các công xã, biến các thành viên công xã thành những người sản xuất và trao đổi hàng hoá độc lập; phân công trong công trường thủ công cũng ra đời trên cơ sở hợp nhất hoặc chia sẻ các nghề thủ công trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản. Tiền đề vật chất của phân công trong công trường thủ công là phải có nhiều công nhân được dùng cùng một lúc trong xí nghiệp. Tiền đề của phân công lao động xã hội là một số lượng nhân khẩu và mật độ dân số lớn đến mức độ nào đó.
    Phân công trong công trường thủ công chỉ có thể thực hiện ở nơi nào mà phân công lao động xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định. Mặt khác, sự phát triển của phân công trong công trường thủ công lại làm cho sự phân công xã hội phát triển hơn nữa.
    Mác viết: “Vì sản xuất hàng hoá và l­ưu thông hàng hoá là tiền đề chung của phương thức sản xuất TBCN, cho nên sự phân công lao động trong công trường thủ công đòi hỏi phải có một sự phân công lao động đã phát triển đến một trình độ nào đó trong xã hội. Trái lại, bằng cách tác động ng­ược trở lại, sự phân công lao động trong công trường thủ công lại phát triển và nhân sự phân công lao động trong xã hội lên. Cùng với sự phân hoá của công cụ lao động thì những nghề sản xuất và các công cụ đó cũng ngày càng phát triển”. (tr 513)
    - Khác nhau:
    Mác cho rằng: Mặc dù có rất nhiều những sự giống nhau và những mối liên hệ giữa sự phân công lao động trong xã hội và sự phân công lao động trong xưởng thợ, nhưng hai loại phân công đó không những khác nhau về mức độ mà còn khác nhau về cơ bản nữa.
    Trong phân công xã hội, người lao động độc lập có mối quan hệ với nhau, thông qua trao đổi hàng hoá. Nhưng trong công trường thủ công, từng người lao động bộ phận không thể làm ra sản phẩm hàng hóa, chỉ có lao động tập thể của cả xí nghiệp mới tạo ra sản phẩm hàng hoá.
    Những người lao động trong công trường thủ công là những người bán sức lao động cho cùng một nhà tư bản để họ sử dụng như­ một sức lao động tập thể. Mối liên hệ giữa những người lao động trong công trường thủ công được thực hiện trong sản xuất bằng mệnh lệnh của một nhà tư bản.
    Mác khẳng định: Trong công trường thủ công những lao động bộ phận khác nhau trong không gian, còn trong nền sản xuất xã hội thì do chúng bị phân tán trên một không gian rộng lớn và do số lượng lớn công nhân làm việc trong mỗi ngành riêng biệt nên người đó không thể thấy được mối liên hệ ấy. Nhưng cái gì đã thiết lập lên mối liên hệ giữa những công việc độc lập của người chăn nuôi, của người thuộc da và người thợ giày? đó là sự tồn tại của những sản phẩm tương ứng của họ với tư­ cách là hàng hoá. Ng­ược lại cái gì là đặc điểm của sự phân công lao động trong công trường thủ công? đó là việc người công nhân bộ phận không sản xuất ra hàng hoá.
    Tiền đề của sự khác nhau:
    Trong công trường thủ công tiền đề của sự phân công là sự t­ước đoạt tư liệu sản xuất của những người sản xuất trực tiếp và tập trung vào tay một nhà tư bản và lấy việc bán sức lao động cho cùng một nhà tư bản làm môi giới; còn tiền đề của sự phân công xã hội là tư liệu sản xuất phân tán vào tay những người sản xuất hàng hoá độc lập đối lập với nhau và lấy việc mua bán các sản phẩm của các ngành lao động khác nhau làm môi. Nếu phân công trong công trường thủ công chỉ thực hiện được dưới quyền lực tối đa của một nhà tư bản đối với những người đã bị biến thành những bộ phận đơn giản của một cơ cấu thuộc về nhà tư bản đó, thì sự phân công lao động xã hội lại làm cho những người sản xuất riêng lẻ độc lập với nhau, họ không thừa nhận quyền lực nào khác, ngoài quyền quyền lực của cạnh tranh.
    Sự phân công lao động trong xã hội lấy việc mua và bán các sản phẩm của các ngành lao động khác nhau làm môi giới; còn mối liên hệ giữa các công việc bộ phận trong công trường thủ công thì lấy việc bán những sức lao động khác nhau cho cùng một nhà tư bản làm môi giới, nhà tư bản này sử dụng những sức lao động đó với tư­ cách là một sức lao động kết hợp. Sự phân công lao động trong công trường thủ công giả định phải có sự tích tụ những tư liệu sản xuất vào trong tay một nhà tư bản, còn sự phân công lao động trong xã hội thì lại giả định lại phải có sự phân tán những tư liệu sản xuất vào tay nhiều người sản xuất hàng hoá độc lập đối lập với nhau.
    Trong công trường thủ công, phân công lao động được thực hiện một cách có ý thức, theo những tỷ lệ nhất định và được phân bố một cách chặt chẽ; còn trong phân công lao động xã hội thì tỷ lệ lao động phân bố giữa các ngành sản xuất khác nhau được thực hiện một cách tự phát, vô tổ chức, nhưng lại là một sự tất yếu không sao tránh khỏi và chỉ thấy rõ thông qua sự trao đổi trên thị trường.
    Mác chỉ rõ: “Trong công trường thủ công, cái qui luật thép về tỷ số hay tỷ lệ buộc phân phối những khối lượng công nhân nhất định cho những chức năng nhất định; Ng­ược lại, sự ngẫu nhiên và tính tuỳ tiện lại phát huy tác dụng hỗn loạn của chúng trong việc phân phối những người sản xuất hàng hoá và những tư liệu sản xuất của họ cho những ngành lao động xã hội khác nhau”. (tr 516)
    Từ những điểm giống nhau và khác nhau giữa sự phân công xã hội và sự phân công trong công trường thủ công, Mác đã đi đến kết luận:
    '' Trong khi sự phân công lao động trong toàn thể xã hội, không kể là nó được sự trao đổi hàng hoá làm môi giới hay không, vẫn thuộc về những hình thái kinh tế - xã hội rất khác nhau thì sự phân công lao động trong công trường thủ công lại là vật sáng tạo hoàn toàn có tính chất đặc biệt của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa''. (Tr. 521).
    3. Tính chất tư bản chủ nghĩa của công trường thủ công
    Công trường thủ công tuy có ­ưu thế to lớn làm cho năng suất lao động cao một b­ước, nhưng do vẫn xây dựng trên cơ sở chế độ chiếm hữu t­ư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, nên công trường thủ công mang tính chất tư bản chủ nghĩa sâu sắc. Nó là hình thức đặc biệt sản xuất giá trị thặng dư­ tương đối cho nhà tư bản. Điều đó thể hiện trên các nội dung sau:
    Một là, việc tăng năng suất lao động trong công trường thủ công giúp cho nhà tư bản bóc lột công nhân một cách tàn khốc hơn và làm tàn phế người công nhân. Suốt đời bị cột chặt vào một công việc bộ phận, người công nhân luôn luôn chỉ làm một động tác, thân thể không thể phát triển cân đối, sinh ra nhiều bệnh nghề nghiệp.
    Mác viết: '' Sự phân công lao động trong công trường thủ công chỉ là một phương pháp đặc biệt để sản xuất ra giá trị thặng dư­ tương đối, hay đẩy mạnh việc tự tăng thêm giá trị của tư bản ở trên l­ưng công nhân. Nó không những phát triển sức sản xuất xã hội của lao động cho nhà tư bản chứ không phải cho công nhân mà còn phát triển sản xuất ấy bằng con đ­ường làm què quặt người công nhân cá biệt. Nó tạo ra những điều kiện mới cho tư bản thống trị lao động. Vì vậy, nếu một mặt, nó là một sự tiến bộ lịch sử và là một yếu tố tất yếu trong sự phát triển kinh tế của xã hội, thì mặt khác, nó lại là một thủ đoạn bóc lột văn minh và tinh vi'' (Tr. 529).
    Hai là, công trường thủ công biến công nhân thành công nhân bộ phận, mất điều kiện làm ăn độc lập, họ chỉ có thể làm việc trong công trường thủ công. Do đó, công nhân suốt đời phải làm thuê cho nhà tư bản, và ngày càng bị lệ thuộc vào nhà tư bản.
    Mác viết: “Công trường thủ công làm cho người lao động bị què quặt đi, trở thành quái dị .nếu lúc ban đầu, người công nhân bán sức lao động của mình cho nhà tư bản vì anh ta không có tư liệu vật chất để sản xuất ra hàng hoá, thì bây giờ chính ngay sức lao động cá nhân của anh ta không thể được sở dụng nếu nó không được bán cho nhà tư bản. (tr 524)
    Chính vì vậy sức lao động đó chỉ còn hoạt động được trong một mối liên hệ chỉ tồn tại sau khi nó được bán đi, nghĩa là trong công xưởng của nhà tư bản. Vốn có đặc tính tự­ nhiên là không thể làm một việc gì độc lập cả, người công nhân công trường thủ công chỉ còn có thể phát triển một đợt sản xuất với tư­ cách là một vật phụ thuộc vào nhà tư bản mà thôi .rằng anh ta là sở hữu của nhà tư bản”.
    Ba là, chế độ lao động gia công, tức là lao động ở nhà cho nhà tư bản, trở thành một hình thức phổ biến. Đó là một hình thức bóc lột rất tàn khốc.
    Công trường thủ công tư bản chủ nghĩa làm cho lực lượng sản xuất phát triển lên một b­ước, nâng cao năng suất lao động. Do đó tăng cư­ờng được sự bóc lột và thống trị của tư bản đối với công nhân, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng được củng cố thêm một bư­ớc. Nhưng vì vẫn dựa trên kỹ thuật thủ công, nên nó chưa đủ sức lấn át và chiếm ­ưu thế tuyệt đối so với sản xuất nhỏ. Vì thế về mặt kinh tế, nảy sinh sự cần thiết phải chuyển từ công trường thủ công sang đại công nghiệp cơ khí.
    III. Máy móc và đại công nghiệp
    1. Máy móc và cách mạng công nghiệp
    Trong thời kỳ công trường thủ công, do cơ sở kỹ thuật còn là thủ công, chủ nghĩa tư bản chưa làm thay đổi được tận gốc rễ toàn bộ đời sống kinh tế của xã hội. Kỹ thuật thủ công không phải là kỹ thuật của chính phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Do đó, trong quá trình phát triển, chủ nghĩa tư bản đã tự tạo ra cho mình một cơ sở kỹ thuật tương xứng là cơ khí. Cơ khí ra đời đ­ưa sản xuất tư bản chủ nghĩa lên giai đoạn phát triển cao nhất là giai đoạn đại công nghiệp cơ khí và làm thay đổi tận gốc rễ toàn bộ đời sống kinh tế của xã hội.
    Máy móc ra đời, đã thay thế người lao động chỉ sử dụng mỗi một dụng cụ, bằng một cơ cấu sử dụng ngay một lúc nhiều công cụ nh­ư nhau hoặc cùng loại và do một động lực làm cho chuyển động. Nói chung máy móc gồm ba bộ phận cơ bản: bộ phận phát lực, bộ phận chuyền lực và bộ phận công tác. Máy móc càng phát triển, đỉnh cao của sự phát triển đó là máy tự động. Ngoài ba bộ phận kể trên, máy tự động th­ường có thêm một bộ phận điều khiển và kiểm tra toàn bộ hoạt động của máy. Máy móc lúc đầu được sử dụng lẻ tẻ từng chiếc một, mỗi máy có máy công tác, bộ phận phát lực và bộ phận chuyền lực riêng. Về sau xuất hiện máy phát lực có công suất cao, điều tiết dễ dàng và có thể cung cấp lực cho nhiều máy công tác chuyển động cùng một lúc. Khi máy công tác được sử dụng nhiều, máy phát lực lại lớn lên và máy chuyền lực thì ngày càng phức tạp. Nhiều máy công tác do cùng một động cơ trung tâm, làm cho chạy, thông qua một hệ thống chuyền lực thống nhất gọi là hệ thống máy móc.
    Hệ thống máy móc hoặc là sự hiệp tác giản đơn giữa nhiều máy công tác cùng loại, nh­ư những máy dệt trong nhà máy dệt, hoặc là sự hiệp tác dựa trên cơ sở phân công giữa những máy công tác khác nhau và bổ sung cho nhau, như­ giữa máy dệt, máy kéo sợi, máy nhuộm trong nhà máy liên hiệp dệt.
    Ban đầu, máy móc được làm bằng gỗ theo phương pháp thủ công trong các công trường thủ công. Dần dần máy móc được sử dụng nhiều, yêu cầu về kỹ thuật ngày càng cao thì máy móc bằng gỗ và việc sản xuất theo lối thủ công không còn đáp ứng được nữa. Do đó ngành công nghiệp chế tạo máy ra đời, dùng máy móc để sản xuất máy móc bằng sắt thép và các kim loại khác.
    Cách mạng công nghiệp của chủ nghĩa tư bản là cuộc cách mạng về kỹ thuật thay thế lao động thủ công bằng lao động dùng máy móc, đưa chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn công trường thủ công lên giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, bảo đảm sự thắng lợi cuối cùng của chủ nghĩa tư bản.
    Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra trong những năm cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, trước tiên ở nước Anh rồi lan sang các nước khác, nghiên cứu cuộc cách mạng công nghiệp đó, Mác đã khái quát tính qui luật trong trình tự diễn biến của nó như­ sau : Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ máy công tác sau đó kéo theo các bộ phận phát lực và chuyền lực; Cơ khí hoá ở một ngành thúc đẩy các ngành có liên quan cơ khí hoá theo; Cơ khí hoá trong các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thúc đẩy ngành giao thông vận tải cơ khí hoá theo; Cơ khí hoá bắt đầu từ công nghiệp nhẹ đến các ngành kinh tế khác, cuối cùng lại đ­ưa đến cơ khí hoá bản thân ngành cơ khí.
    Như vậy, cách mạng công nghiệp đã bắt đầu từ máy công tác rồi lan sang các bộ phận khác của máy móc và kết thúc bằng việc sản xuất máy móc bằng máy móc, trang bị cơ khí hiện đại cho các ngành kinh tế, làm cho công nghiệp hiện đại đứng vững và phát triển trên kỹ thuật của bản thân nó.
    Trong quá trình cách mạng kỹ thuật, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng ngày càng phát triển và củng cố, khiến cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dần dần được xác lập vững chắc và chiếm địa vị tuyệt đối trong nền kinh tế quốc dân.
    Cuộc cách mạng kỹ thuật đầu tiên, hay quá trình công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa, là một quá trình tự phát diễn ra trên cơ sở các qui luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản và bắt đầu từ sự phát triển các ngành công nghiệp nhẹ.
    Sở dĩ có tình hình đó là vì các ngành công nghiệp nhẹ, cần ít vốn, chu chuyển tư bản nhanh, mau có lãi. Công nghiệp nhẹ phát triển đến một mức độ nào đó, thì một mặt, đẻ ra ngày càng nhiều nhu cầu về máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu .Mặt khác, tư bản cũng đã tích luỹ được nhiều, có đủ khả năng đầu tư­ vào các ngành công nghiệp nặng để thu được nhiều lợi nhuận hơn. Do đó, các ngành công nghiệp nặng được xây dựng và phát triển. Chỉ đến khi đó, chủ nghĩa tư bản mới thực sự đứng vững trên cơ sở vật chất kỹ thuật của riêng nó. Quá trình công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa là một quá trình từ phân tán đến tập trung, từ địa phương lan ra toàn quốc và trải qua một thời gian dài mấy trăm năm.
    Công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa được tiến hành dựa trên cơ sở bóc lột công nhân lao động làm thuê và nông dân lao động trong nước; mặt khác, dựa vào việc cư­ớp bóc thuộc địa, chiếm đoạt tài nguyên của các nước khác, hoặc vay nợ với những điều kiện khắt khe của nước ngoài. Công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa còn làm cho thành thị và trung tâm công nghiệp lớn lên, mau chóng tách khỏi nông nghiệp và nông thôn, đối lập với nông nghiệp và nông thôn.
    Cuộc cách mạng công nghiệp và sự phát triển của công nghiệp cơ khí đã làm cho giai cấp vô sản công nghiệp hình thành, ngày càng phát triển về số lượng và trở thành một giai cấp thống nhất, nh­ư Ăng nghen nói: Một giai cấp riêng biệt có lợi ích riêng biệt và mang sức mạnh lịch sử riêng biệt.
    Như vậy, cách mạng công nghiệp vừa là một cuộc cách mạng kỹ thuật, một cuộc cách mạng trong lực lượng sản xuất, vừa là một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan hệ sản xuất xảy ra trên cơ sở cuộc cách mạng kỹ thuật đó. Cách mạng công nghiệp làm cho máy móc ngày càng được sử dụng nhiều trong các ngành sản xuất và đẻ ra công xưởng tư bản chủ nghĩa.
    Công xưởng tư bản chủ nghĩa là xí nghiệp đại công nghiệp, dựa vào sự bóc lột công nhân lao động làm thuê và dùng hệ thống máy móc để sản xuất hàng hoá. Công xưởng ra đời kết thúc thắng lợi cuộc cách mạng công nghiệp của chủ nghĩa tư bản, đư­a chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn công trường thủ công sang giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, bảo đảm thắng lợi cuối cùng của chủ nghĩa tư bản và sự thống trị tuyệt đối của tư bản đối với lao động.
    2. Tác dụng của đại công nghiệp cơ khí
    Đại công nghiệp có tác dụng vô cùng to lớn trong việc phát triển lực lượng sản xuất xã hội và xã hội hoá lao động một cách rộng rãi. Đó là một bước nhảy vọt của sự tiến bộ xã hội trên con đư­ờng phát triển của lịch sử. Điều đó được thể hiện trên các nội dung sau:
    Đại công nghiệp tạo ra một năng suất lao động cao chưa từng có, nhờ đó của cải làm ra ngày càng dồi dào. Bởi vì, máy móc có ­ưu thế tuyệt đối so với công cụ thủ công. Công cụ thủ công do con người trực tiếp sử dụng, bị hạn chế về mặt sinh lý của con người; trái lại, ở máy móc, các dụng cụ do chính máy móc sử dụng, không bị hạn chế nói trên, nhờ đó năng suất lao động tăng lên mạnh mẽ và vô hạn. Năng suất lao động cao do đại công nghiệp cơ khí mang lại là yếu tố cơ bản quyết định thắng lợi cuối cùng của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến.
    Đại công nghiệp cơ khí là cơ sở tự phát sinh ra quá trình xã hội hoá lao động một cách rộng rãi. Điều đó thể hiện ở chỗ: do dùng máy móc, sản xuất công nghiệp ngày càng tập trung vào xí nghiệp lớn có số lượng công nhân ngày càng đông đảo; đại công nghiệp ra đời làm cho phân công lao động xã hội không ngừng phát triển. Các ngành sản xuất tăng lên th­ường xuyên và càng phụ thuộc vào nhau. Cơ cấu nền sản xuất xã hội trở thành hệ thống ràng buộc lấy nhau và tác động lẫn nhau; tình trạng phân tán của kinh tế tự nhiên mất dần, các thị trường địa phương hợp lại thành thị trường dân tộc và thị trường thế giới; cùng với sự mở rộng sản xuất cơ khí, nhiều trung tâm công nghiệp và thành thị lớn ra đời. Xã hội ngày càng tách ra thành hai giai cấp đối kháng cơ bản: giai cấp vô sản và giai cấp t­ư sản.
    Đại công nghiệp làm cho giá trị sử dụng của vật chất ngày càng phát triển phong phú. Đại công nghiệp không những tiết kiệm được lao động, mà còn sử dụng được nhiều tài nguyên. Nhờ đó, người ta có nhiều khả năng chiến thắng thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ lợi ích con người.
    Đại công nghiệp cơ khí tạo cơ sở để dần dần xoá bỏ những tập quán, tác phong của người sản xuất nhỏ, tạo cho người lao động có ý thức tổ chức, có kỷ luật lao động chặt chẽ, có tinh thần hợp tác, ý thức tập thể và tác phong khẩn trư­ơng, hoạt bát trong lao động. Đại công nghiệp mang trong bản thân nó tính cách mạng; đó là cơ sở vất chất tạo ra tính cách mạng của giai cấp công nhân. Như vậy, kỹ thuật không những có khả năng cải tạo tự nhiên, mà còn có khả năng cải tạo cả bản thân người lao động.
    Đại công nghiệp cơ khí phá vỡ các quan hệ gia đình kiểu cũ. Nó tạo ra khả năng sử dụng lao động của phụ nữ và trẻ em. Khả năng đó được thực hiện thì uy quyền của người đàn ông và cha mẹ cũng mất cơ sở kinh tế của nó và người phụ nữ được giải phóng khỏi sự ràng buộc có tính gia tr­ởng của quan hệ gia đình kiểu cũ.
    Đại công nghiệp thúc đẩy sự phát triển không ngừng của văn hoá, khoa học và kỹ thuật. Bản thân việc sản xuất theo lối đại công nghiệp đòi hỏi phải có một trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật nhất định. Không một dân tộc nào xây dựng được nền đại công nghiệp của mình, nếu đại bộ phận dân cư­ lại là người mù chữ và dốt nát về khoa học, kỹ thuật.
    Đại công nghiệp tách hoàn toàn công nghiệp khỏi nông nghiệp, dựng lên những trung tâm công nghiệp, làm tách biệt thành thị với nông thôn, tách hẳn công nhân thành một giai cấp riêng biệt, đồng thời nó lại tạo tiền đề cho mối quan hệ mới, cao hơn giữa công nghiệp và nông nghiệp.
    Chính cuộc cách mạng trong nông nghiệp do cuộc cách mạng công nghiệp quyết định. Mặt khác, cách mạng trong nông nghiệp cung cấp ngày càng nhiều lao động, nguyên liệu, lư­ơng thực, thực phẩm cho công nghiệp.
    Như vậy, đối với toàn xã hội việc sản xuất bằng máy móc có lợi rất lớn so với sản xuất thủ công. Hiệu quả kinh tế của nó lớn hơn, năng suất lao động cao hơn và sự nặng nhọc của lao động được giảm bớt. Nhưng đối với nhà tư bản, điều quan trọng không phải là tiết kiệm lao động xã hội, cũng không phải để giảm nhẹ lao động của công nhân. Mà chính là làm sao tiết kiệm được tư bản và nhờ đó mà bóc lột được giá trị thặng dư­ nhiều hơn.
    3. Hậu quả của đại công nghiệp cơ khí đối với lao động làm thuê
    Vì mục đích lợi nhuận, việc sử dụng máy móc theo lối tư bản chủ nghĩa gây ra những hậu quả tai hại cho nhân dân lao động. Biểu hiện của những hậu quả đó là:
    Tăng cư­ờng bóc lột giá trị thặng dư­ cả tương đối và tuyệt đối. Bản thân máy móc là phương tiện có hiệu lực để giảm nhẹ lao động; nhưng trong chủ nghĩa tư bản, nó trở thành phương tiện bóc lột tận x­ương tuỷ người lao động. Máy móc là công cụ để tư bản bóc lột giá trị thặng dư­ tuyệt đối bằng cách buộc công nhân phải tăng cường độ lao động; đồng thời máy móc cũng là công cụ để tư bản tăng cư­ờng bóc lột giá trị thặng dư­ tương đối, vì nó hạ thấp giá trị sức lao động một cách mạnh mẽ bằng cách tăng năng suất lao động để làm giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt, bằng cách sử dụng rộng rãi lao động phụ nữ và trẻ em .
    Nó làm cho nạn thất nghiệp thêm trầm trọng. Máy móc có thể thay thế công việc của hàng chục, hàng trăm thợ thủ công, thải ra khỏi xí nghiệp hàng trăm công nhân lao động làm thuê, làm phá sản hàng loạt người sản xuất hàng hoá nhỏ. Máy móc còn đẩy đông đảo phụ nữ và trẻ em vào thị trường lao động với điều kiện lao động nặng nề, tiền lư­ơng rẻ mạt. Tình hình đó làm cho nạn thất nghiệp thêm trầm trọng. Chẳng hạn, ở Anh, từ năm 1860- 1865, trong các công xưởng dệt, máy dệt chạy bằng hơi nước tăng 11%, cọc sợi tăng 3%, mã lực hơi nước tăng 5% thì con số công nhân được dùng lại giảm đi 5,5%. Điều đó chứng tỏ rằng máy móc mới được đem áp dụng đã gạt bỏ lao động của những thời kỳ trước đó đến mức nh­ư thế nào.
    Máy móc được sử dụng theo lối tư bản chủ nghĩa biến công nhân thành vật phụ thuộc của máy móc. Từ địa vị người sử dụng, điều khiển công cụ tiến hành sản xuất, người công nhân chỉ làm những thao tác lao động một cách đơn điệu, còn lao động trí óc thì tách khỏi lao động chân tay và trở thành đặc quyền của một số ít người. Do đó sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay ngày càng sâu sắc. Mác vạch rõ nguyên nhân của tình hình đó không phải do bản thân máy móc mà do chế độ tư bản sử dụng máy móc. Mác viết:'' Tự bản thân nó máy móc không chịu trách nhiệm gì về việc ''giải phóng'' người công nhân khỏi các tư liệu sinh hoạt. Máy móc làm rẻ và làm tăng sản phẩm những mâu thuẫn và đối kháng chỉ phát sinh từ việc sử dụng chúng theo kiểu tư bản chủ nghĩa mà thôi! vì tự bản thân nó máy móc rút ngắn thời gian lao động lại, còn việc sử dụng máy móc theo lối tư bản chủ nghĩa thì lại kéo dài ngày lao động ra tăng cường độ lao động, làm cho con người bị các lực lượng tự nhiên nô dịch lại biến họ thành người cùng khổ'' ( Tr. 630).


    KẾT LUẬN
    Tóm lại, ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp là quá trình xã hội hoá lao động, tăng năng suất lao động và phát triển lực lượng sản xuất. Đó cũng là quá trình phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: phát triển sự lệ thuộc của lao động làm thuê vào nhà tư bản, tăng cường sự bóc lột của giai cấp t­ư sản đối với giai cấp vô sản. Đồng thời, quá trình phát triển tuần tự qua ba giai đoạn của chủ nghía tư bản chính là quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa. Quá trình này diễn ra một cách tự phát, ngoài ý muốn của con người; nó phát triển chế độ t­ư hữu, làm phân hoá giai cấp, làm cho các mâu thuẫn của xã hội ngày càng thêm sâu sắc và trầm trọng. Đó cũng là quá trình công nghiệp và thành thị tách khỏi nông nghiệp và nông thôn. Quá trình đó dẫn đến chỗ xác lập sự thống trị của chủ nghĩa tư bản đối với nền kinh tế xã hội.
    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...