Tiến Sĩ Tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu có chiều dày cỡ nanô mét

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    Lý do chọn đề tài
    Vật liệu đa lớp với chiều dày các lớp thành phần cỡ micrô, nanô mét hiện nay đang
    được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như ngành công nghiệp ô tô, hàng
    không và đặc biệt trong ngành công nghiệp vi cơ điện tử (MEMS, NEMS). Nhờ việc
    ứng dụng vật liệu đa lớp, các thiết bị đang ngày càng được thu nhỏ, tích hợp thêm nhiều
    chi tiết nhằm tăng thêm các tính năng. Trong quá trình chế tạo cũng như làm việc, tải
    trọng tác dụng lên kết cấu, thiết bị từ nhiều nguồn khác nhau, ví dụ như ngoại lực, ứng
    suất dư, nhiệt độ.v.v. Theo quan điểm cơ học, độ bền của bề mặt chung giữa các lớp vật
    liệu thường là yếu, do sự biến dạng không đồng nhất giữa các lớp vật liệu, nên hiện
    tượng bong tách cơ học có thể xảy ra dọc theo bề mặt chung. Hơn thế nữa, sự tách lớp
    vật liệu thường bắt nguồn từ những vị trí tập trung ứng suất cao như ở cạnh tự do của bề
    mặt chung giữa hai lớp vật liệu hay ở đỉnh vết nứt. Sự bong tách giữa các lớp vật liệu
    này có thể gây ra lỗi chức năng hoặc nghiêm trọng hơn là phá hỏng thiết bị. Vì độ bền
    bề mặt chung giữa các lớp vật liệu là một trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng
    đến độ ổn định, độ tin cậy làm việc và tuổi thọ của thiết bị, nên việc xác định tiêu chuẩn
    phá hủy (độ bền phá hủy cơ học) của bề mặt chung giữa các lớp vật liệu là một việc làm
    cần thiết.
    Tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa các lớp vật liệu đã được nhiều nhà
    nghiên cứu quan tâm. Với những kết cấu có kích thước dưới micrô mét, việc xác định
    các tiêu chuẩn phá hủy còn xét đến một số yếu tố ảnh hưởng như chiều dày lớp vật liệu
    thành phần, chất lượng bề mặt và góc ghép đôi giữa hai lớp vật liệu. Bên cạnh đó, quy
    trình công nghệ chế tạo cũng như độ chính xác của các thiết bị thí nghiệm cũng đã được
    thảo luận. Mặc dù, độ bền cơ học của bề mặt chung giữa các lớp vật liệu có chiều dày
    dưới micrô mét đã được nhiều nghiên cứu đề cập, tuy nhiên việc xác định tiêu chuẩn
    phá hủy vẫn còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ và cần được tiếp tục nghiên cứu.
    Ở một khía cạnh khác, độ bền của bề mặt chung giữa các lớp vật liệu mỏng (kích
    thước dưới micrô mét) đang được các nhà sản xuất linh kiện rất chú ý và đây là một vấn
    đề thời sự hiện nay. Trong khi đó, nghiên cứu về tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung
    giữa các lớp vật liệu có chiều dày cỡ micrô và nanô mét là một lĩnh vực nghiên cứu
    mới, nhưng cũng thật sự cần thiết ở Việt Nam.
    Xuất phát từ nhu cầu thực tế, quá trình tổng hợp và phân tích các kết quả của các



    nghiên cứu hiện có về tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu, nghiên
    cứu đã chọn đề tài là:
    “Tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu có chiều dày cỡ
    nanô mét”.
    Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xác định tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung
    giữa hai lớp vật liệu có chiều dày cỡ micrô, nanô mét với các nội dung cụ thể sau:
    (1) Xây dựng tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu có vết nứt
    ban đầu.
    (2) Xác định tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu chưa có vết
    nứt ban đầu.
    (3) Thiết lập tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu có vết nứt
    ban đầu dưới tác dụng của tải trọng có chu kỳ.
     
Đang tải...