Chuyên Đề Tiêu chuẩn nhân cách nghề quản lý

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiêu chuẩn nhân cách “nghề quản lý”
    Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, đối với chuyên gia, nhà quản lý, yêu cầu nhân cách nghề nghiệp như sau:
    a) Về mặt phẩm chất
    - Có tình cảm công dân, trách nhiệm xã hội cao.
    - Có ý thức hành vi pháp luật cao (nhất là những luật liên quan tới lĩnh vực hoạt động của mình).
    - Gắn bó, say mê, có trách nhiệm với nghề nghiệp, với nhiệm vụ, lĩnh vực phụ trách.
    - Tôn trọng và hợp tác với nhân viên, với công sự, đồng nghiệp, với các cấp quản lý.
    - Hiểu biết, tôn trọng, hợp tác được với khách hàng, với các đối tác.
    - Có tính trung thực, tự phê bình, trách nhiệm cao.
    - Say mê học tập, sáng tạo để phát triển và thích ứng với sự thay đổi của nghề nghiệp, hoàn cảnh
    - Có nếp sống lành mạnh, nêu gương cho nhân viên.
    b) Về năng lực nghề nghiệp
    - Có hiểu biết sâu rộng, vững vàng về văn hoá, chính trị, xã hội
    - Có kiến thức rộng, cơ bản, hiện đại về chuyên môn, nghiệp vụ.
    - Có tầm nhìn chiến lược và óc thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động.
    - Có khả năng cập nhật tri thức, thích ứng với những thay đổi của khoa học, công nghệ, diễn biến của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
    - Có năng lực giao tiếp, tác phong làm việc khoa học và thực tiễn.
    - Có kỹ năng tự học tập, tự hoàn thiện nhân cách
    Những tiêu chuẩn nhân cách nghề nghiệp trên đây là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp ở những chương sau.
    c) Việc nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ quản lý giáo dục
    Cán bộ quản lý giáo dục thường được trưởng thành từ đội ngũ giáo viên. Họ vừa có phẩm chất, năng lực của nhà giáo, vừa có phẩm chất nhân cách mà nghề nghiệp quản lý đòi hỏi.
    Phẩm chất nhân cách người cán bộ quản lý giáo dục ngày càng được bồi đắp thông qua việc trau dồi các kiến thức, kỹ năng, thái độ, ba thành tố tạo nên năng lực và phẩm chất từng quản lý giáo dục. Đồng thời từng quản lý giáo dục là các thành tố điều kiện tạo nên hiệu quả và chất lượng hoạt động quản lý của đội ngũ.
    - Về kiến thức:
    + Kiến thức là thành tố cơ bản nhất. Kiến thức chuyên môn vững vàng là tiền đề đầu tiên đảm bảo hoạt động của người quản lý, không những trong giảng dạy mà là cơ sở thế mạnh để chỉ đạo chuyên môn dạy và học có hiệu quả, đồng thời tạo ra uy tín với nghề nghiệp, học sinh. Mặt khác, người cán bộ quản lý chỉ được đào tạo thành thạo một hoặc hai chuyên ngành nhưng họ phải học tập, nghiên cứu để nắm khái quát hệ thống khoa học cơ bản các môn học trong nhà trường để có tầm bao quát hoạt động giảng dạy. Tuy nhiên, để hoạt động có hiệu quả, cán bộ quản lý chỉ có kiến thức chuyên môn thì chưa đủ, họ cần phải nắm được các kiến thức khác nữa.
    + Kiến thức phổ thông về chính trị - kinh tế, văn hoá - xã hội. Đây là vốn tri thức rất cần thiết giúp người cán bộ quản lý trường trung học phổ thông có cơ sở nhận thức thế giới khách quan, phân tích thực tiễn, hiểu biết con người, hiểu biết về lịch sử, các vấn đề về văn hoá - xã hội. Hệ thống kiến thức này không chỉ là kiến thức triết học, kiến thức pháp luật, là đường lối, quan điểm của Đảng mà còn là những hiểu biết về các giá trị đạo đức nhân văn, giá trị nghệ thuật, các quan niệm thẩm mỹ hiện đại, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc một lượng kiến thức phổ thông về chính trị - xã hội tương đối mới ở nước ta hiện nay mà cán bộ quản lý giáo dục cần nắm chắc là:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...