Tài liệu Tiêu chuẩn công nghiệp nhật bản jis a 5335_1979-cọc bê tông ly tâm áp

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TIÊU CHUẨN CÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN JIS
    Cọc bêtông ly tâm tiền áp A 5335-1979


    1. Phạm vi

    Tiêu chuẩn Công nghệ Nhật bản này quy định cọc bêtông ly tâm tiền áp sản xuất theo quy trình căng và quay ly tâm, sau đây được gọi là “cọc PC”.

    Ghi chú : trong những tiêu chuẩn này, giá trị đơn vị và số lượng đã cho quy định trong { } phù hợp với hệ thống đơn vị quốc tế (SI) và được dùng để tham chiếu.
    Các tiêu chuẩn áp dụng :

    JIS A 1108-Phương pháp thử nghiệm dùng cho cường độ nén bêtông
    JIS A 1132-Phương pháp tạo và bảo dưỡng mẫu bêtông
    JIS G 3101-Thép cuộn sử dụng cho cấu trúc tổng thể
    JIS G 3109-Thép thanh dùng cho bêtông tiền áp
    JIS G 3112-Thép thanh dùng cho bêtông cốt thép
    JIS G 3521-Dây thép kéo nguội
    JIS G 3532-Dây sắt
    JIS G 3536-Dây thép không bọc ngoài giảm lực và úng suất sử dụng cho
    bêtông tiền áp
    JIS R 5210-Xi măng Portland
    JIS R 5211-Xi măng xỉ lò Portland
    JIS R 5213-Bụi nhiên liệu xi măng Portland

    Tiêu chuẩn tham chiếu :

    JIS Z 8401-Quy luật trị giá tròn số

    5. Vật liệu :

    5.1 Xi măng : Xi măng được sữ dụng phải bằng hoặc là loại cao cấp được quy định trong JIS R 5210, JIS R 5211 hoặc JIS R 5213.

    5.2 Cốt liệu : Cốt liệu phải sạch, cứng và bền và không được có bất cứ lượng chất hại nào do bụi, bùn, muối, chất hữu cơ hoặc những vật liệu khác. Kích thước tối đa của cốt liệu thô không được vượt quá 30mm và không lớn hơn 2/5 chiều dày thành của cọc PC.

    5.3 Nước : Nước không có bất kỳ lượng chất gây hại do dầu, axit, muối, chất hữu cơ hoặc loại nào khác.

    5.4 Phụ gia : Nếu được sử dụng phụ gia phải là loại tự nhiên không gây ra, kết quả ngược ảnh hưởng đến sản phẩm, không được sử dụng chất Clorua Canxi.

    5.5 Thép chủ PC : Thép chủ PC dùng cho cọc PC phải tuân thủ theo một trong những điểm sau đây
    (1) Thanh thép định hình quy định trong JIS G 3109
    (2) JIS G 3536

    5.6 Thép gia cường : Thép gia cường sử dụng cho cọc PC phải tuân thủ với loại sau đây hoặc đặc tính cơ học tương đương.
    (1) JIS G 3112
    (2) JIS G 3101
    (3) JIS G 3521
    (4) Dây thép thường quy định trong JIS G 3532
    6. Sản xuất :

    6.1 Thép chủ PC và thép gia cường :

    6.1.1 Thép PC và cốt thép gia cường theo hướng dọc trục phải có tỉ số cốt thép không ít hơn 0.4% trong tiết diện cắt ngang của cốt liệu và sẽ được sắp xếp một cách đồng nhất xung quanh đường tròn đồng tâm trong bất kỳ tiết diện nào của cọc PC, nhằm giảm thiểu sự thay đổi của cường độ uốn của cọc PC theo hướng tâm. Khe hở giữa thép PC và cốt thép gia cường không được nhỏ hơn đường kính thép và đồng thời không được nhỏ hơn 4/3 lần kích thước lớn nhất của cốt liệu thô.

    6.1.2 Thép đai thêm vào sẽ được sắp xếp bên ngoài thép PC và có đường kính không nhỏ hơn 3mm và có bước không vượt quá 150mm.

    6.1.3 Lớp bêtông bảo vệ không được vượt quá 15mm

    6.1.4 Đối với thép chủ và cốt thép, trước khi được đổ khuôn phải không rỉ, sét có dầu v.v Nó có thể làm cản trở sự kết dính của bêtông và chúng phải được sắp xếp làm sao giữ được cố định tại đúng vị trí của nó.



    6.2 Bêtông :

    6.2.1 Chất lượng của bêtông dùng trong sản xuất cọc PC phải không được ít hơn 500 kgf/cm2 {4.90 kN/cm2} cường độ nén khi thử nghiệm mẫu được bảo dưỡng cũng theo đúng cách như sản phẩm.

    Việc thử nghiệm cường độ nén được thực hiện trên mẫu thử có Ø10cm và chiều cao 20m phù hợp với tiêu chuẩn JIS A 1132 và JIS A 1108.

    6.2.2 Vật liệu dùng cho bêtông sẽ được đo bằng khối lượng. Nước và phụ gia lỏng sẽ được đo bằng thể tích.

    6.2.3 Bêtông phải được trộn hoàn toàn trong trạm trộn bêtông.

    6.3 Tạo hình:

    6.3.1 Cọc PC được tạo hình theo tiến trình sau đây :

    Xác định vị trí để đặt thép PC và cốt thép trong khuôn đúc, đổ bêtông vào khuôn làm sao để độ dày thành của cọc được đồng nhất và đầm chặt bêtông tạo hình bằng lực ly tâm. Trước quá trình đề cập nêu trên, thép PC sẽ được căng theo ứng lực yêu cầu.

    6.3.2 Đầu nhọn, đầu nối hoặc đầu, nếu ngàm với cọc, sẽ ở đúng vị trí và ngàm sẽ tạo thành một phần không tách rời với thân cọc.

    6.4 Bảo dưỡng : Việc bảo dưỡng sẽ được thực hiện bằng phương pháp sao cho không gây tác dụng ngược với chất lượng của sản phẩm.



    6.5 Phương pháp ứng lực :

    6.5.1 Thép PC sẽ được căng sơ bộ đúng vị trí và hai đầu sẽ được cố định hoàn toàn để không bị mất thép cho đến khi chúng đã được ứng lực.

    6.5.2 Lực ứng suất nội tại sẽ đủ để gây một ứng lực trước thích hợp theo yêu cầu và không vượt quá 0.7 lần tải trọng bền và không vượt quá 0.8 lần tải trọng chảy của thép PC.

    6.5.3 Dự ứng lực phải được tiến hành từ từ

    6.5.4 Cường độ nén của bêtông khi nó được truyền ứng lực sẽ không nhỏ hơn 3 lần ứng lực đã cho và không ít hơn 250 kgf/cm2 {2.45_kN/cm2}. Trong trường hợp này, thử nghiệm cường độ nén sẽ được thực hiện phù hợp với JIS A 1108 dùng cho mẫu thử đường kính 10cm và chiều cao 20cm được bảo dưỡng theo cách như bảo dưỡng sản phẩm.

    7. Đầu nối:
    7.1 Đầu nối của cọc PC sẽ được chế tạo giống như việc thực hiện chế tạo thân cọc chính.

    7.2 Phần đầu của thép PC sẽ được cố định với phần thép ở đầu nối.

    7.3 Đầu nối sẽ được thực hiện như thế nào để bề mặt của đầu được vuông góc với chiều dọc trục của cọc PC.

    7.4 Phần dung sai đường kính bên ngoài của đầu nối sẽ trong khoảng từ +0.5mm & -3mm đối với phần đường kính bên ngoài của cọc PC quy định trong bản 1.

    Phần chênh lệch giữa đường kính bên ngoài của mối nối cọc khi chúng được nối liền với nhau sẽ không vượt quá 2mm.

    8. Thử nghiệm cường độ uốn:

    8.1 Thử nghiệm cường độ uốn của thân cọc sẽ được thực hiện bằng cách áp dụng tải trọng P theo phương thẳng đứng tới điểm giữa của khẩu độ, cọc PC nằm trên hai giá đỡ có khẩu độ tương đương với 3/5 chiều dài của nó như được trình bày như hình vẽ 2.

    Phải thực hiện bất cứ một biện pháp đối phó nào để phòng ngừa việc xảy ra do đứt gãy cục bộ lúc chất tải trọng hoặc những điểm đỡ trước khi cọc PC gãy do uốn.

    9.3.2 Trong việc kiểm tra phá hủy ở thân chính, một trong hai mẫu ban đầu sẽ được thử nghiệm phù hợp với 8.1, và tất cả toàn bộ sẽ được quyết định chấp nhận nếu chúng hội đủ các đòi hỏi quy định ở 3.2.

    Kiểm tra phá hủy có thể bỏ đi tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên có liên quan.

    9.3.3 Đầu nối sẽ được kiểm tra tương tự như thân chính. Tuy nhiên việc kiểm tra này có thể được bỏ đi tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên có liên quan.


    9.4 Việc kiểm tra sự sắp xếp của thép PC và cốt thép gia cường sẽ được thực hiện khi kiểm tra phá hủy và việc sắp xếp này sẽ được quyết định chấp nhận nếu có hội đủ điều kiện quy định của 6.1.

    Trong dịp này chiều dày thành của phần cọc PC phá hủy cũng được kiểm tra.

    10. Việc định danh

    Cọc PC sẽ được định danh bằng dấu hiệu PR chỉ ra quá trình căng kéo, loại cọc , đường kính ngoài (mm) và chiều dài (m).

    Ví dụ : PR-A 500-11

    11. Ký mã hiệu:

    Cọc PC sẽ được kẻ ký mã hiệu theo những đặc điểm sau:

    (1) Định dạng
    (2) Tên nhà sản xuất hoặc tên viết tắt của nhà sản xuất
    (3) Tên xưởng sản xuất hoặc tên viết tắt của xưởng sản xuất.
    (4) Ngày đúc cọc

    Tham khảo : Bảng tham chiếu sau đây chỉ ra những tải trọng dọc trục dài hạn. Trọng lượng của cọc PC được sử dụng tham khảo dùng thực tế.

    Trọng lượng của cọc PC được tính toán từ phương trình sau đây, trên giả định rằng khối lượng của đơn vị thể tích của cọc PC là 2.6 t/m3 và Π = 3.14, và tính tròn ở số thập phân thứ hai phù hợp với JIS Z 8401.
    M = 2.6 Πt(D-t)L

    Với m : Khối lượng (t)
    D : Đường kính ngoài (m)
    t : Chiều dày thành
    L : Chiều dài (m)
     
Đang tải...