Tài liệu Tiêu chí tổng kết việc thi hành quy định về tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước trung ương qua

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiêu chí tổng kết việc thi hành quy định về tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước trung ương qua bốn bản hiến pháp


    Một trong những nội dung cơ bản của bốn bản Hiến pháp nước ta là nhóm các chế định về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở trung ương. Các nhóm chế định này được thiết kế trong Hiến pháp nhằm mục đích đảm bảo cho bộ máy nhà nước được tổ chức và vận hành theo đúng bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) và đáp ứng yêu cầu của nhân dân về một Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì dân. Khi nghiên cứu, tổng kết đánh giá việc thi hành các quy định về tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương trong bốn bản Hiến pháp, cần hết sức chú trọng tới tiêu chí đánh giá. Bởi lẽ, chỉ khi nào có được bộ tiêu chí đánh giá toàn diện, đúng đắn và khoa học thì việc tổng kết và đánh giá hoạt động thực thi Hiến pháp mới đạt được chất lượng, các giải pháp đưa ra nhằm sửa đổi và bổ sung Hiến pháp trong giai đoạn tới về vấn đề này mới đảm bảo tính khả thi.


    1. Tiêu chí về mặt nội dung




    1.1. Bảo đảm chủ quyền nhân dân




    Việc xây dựng và thi hành các quy định về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trung ương trong bốn bản Hiến pháp cần bảo đảm các cơ quan trong bộ máy nhà nước ở trung ương khi hoạt động thể hiện được bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước XHCN mang tính pháp quyền. Do đó, các quy định của Hiến pháp và việc áp dụng các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước trung ương phải bảo đảm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước là chủ quyền cao nhất thuộc về nhân dân. Hiến pháp là cơ sở pháp luật quan trọng nhất, cơ bản nhất thiết lập chủ quyền của nhân dân và đảm bảo chủ quyền nhân dân được thực hiện thông qua việc tổ chức ra các cơ quan nhà nước ở trung ương.

    Tiêu chí đảm bảo chủ quyền nhân dân trong tổ chức và thực hiện các quy định của bốn bản Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở bản chất của Nhà nước XHCN. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Do đó, các quy định về tổ chức bộ máy nhà nước trung ương không được đứng trên pháp luật và càng không phải là bộ máy được thiết lập nên để cai trị nhân dân. Các quy định của Hiến pháp về bộ máy nhà nước trung ương, đặc biệt là Quốc hội trước hết phải thể hiện ý chí, nguyện vọng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Từng quy định của Hiến pháp phải đảm bảo chủ quyền nhân dân được tôn trọng và gìn giữ. Đồng thời, Hiến pháp cũng cần đảm bảo rằng các quy định khi triển khai trên thực tiễn phải hợp lòng dân, có tính thuyết phục, khả thi và bảo đảm được tính thực quyền của các cơ quan nhà nước ở trung ương.


    Chủ quyền nhân dân không chỉ là tiêu chí mà còn là mục đích phải đạt được của Hiến pháp Việt Nam khi xác định bản chất giai cấp và xã hội của Nhà nước. Ngay trong bản Hiến pháp XHCN đầu tiên- Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Nga năm 1918, đã khẳng định vấn đề mà Hiến pháp cần phải hướng đến chủ quyền nhân dân và bản chất giai cấp của Hiến pháp. Điều 9, Hiến pháp Cộng hòa liên bang Xô Viết đã trang trọng tuyên bố: “Xác lập chuyên chính của giai cấp vô sản thành thị và nông thôn và của bần cố nông thủ tiêu nạn người bóc lột người và sáng tạo chủ nghĩa xã hội ”. Kế thừa và phát huy trên thực tiễn bản chất của Nhà nước kiểu mới, Hiến pháp Việt Nam đầu tiên năm 1946 đã xác định chủ quyền nhân dân một cách rõ nét: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều 1, Hiến pháp năm 1946). Quy định này của Hiến pháp đã làm cơ sở cho mục tiêu đưa Hiến pháp vào cuộc sống để các cơ quan nhà nước ở trung ương tổ chức và thực hiện.


    Tiêu chí đảm bảo chủ quyền nhân dân là cơ sở để đánh giá mức độ và mối quan


    hệ giữa Nhà nước và nhân dân. Đồng thời, nó là cơ sở để chống lại mọi âm mưu

    và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt


    Nam.




    1.2. Bảo đảm tính dân chủ xã hội chủ nghĩa




    Tiêu chí dân chủ được xem là một tiêu chí mang đậm tính chính trị, tính lịch sử, tính dân tộc, văn hóa, xã hội và màu sắc pháp lý hiện đại cho hoạt động đánh giá việc tổ chức và thực hiện quy định về tổ chức bộ máy nhà nước trong bốn bản Hiến pháp. Đặc biệt, để khẳng định được bản chất của Nhà nước thông qua tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương bằng Hiến pháp, các Nhà nước hiện đại đều cố gắng thể hiện việc tổ chức thực hiện các quy định của Hiến pháp đảm bảo tiêu chí dân chủ. Chỉ khác rằng, Nhà nước tư sản củng cố và thực thi nền dân chủ tư sản còn Nhà nước XHCN thì thực thi cơ chế dân chủ XHCN.


    Đánh giá việc thực hiện các quy định của Hiến pháp dựa trên tiêu chí mức độ dân chủ được xem là một cách làm khoa học. Bởi lẽ, với vai trò của mình, Hiến pháp ghi nhận và bảo đảm thực hiện các quyền năng và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước ở trung ương. Mỗi một giai đoạn nhất định trong đời sống chính trị
    - pháp lý và xã hội, tính dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở trung ương được xác định không giống nhau. Do đó, khi xác định dân chủ là thuộc tính làm nên bản chất của Nhà nước XHCN thì việc đầu tiên là xác định mối quan hệ dân chủ giữa cơ quan nhà nước với nhân dân. Đặc biệt, Nhà nước dân chủ thì pháp luật cũng phải dân chủ - dân chủ do đó cũng là bản chất của pháp luật. Mà Hiến pháp là đạo luật cơ bản khi đã đáp ứng yêu cầu và mục tiêu dân chủ thì việc xây dựng và triển khai thực hiện Hiến pháp một cách dân chủ sẽ bảo đảm cho việc quản lý xã hội của Nhà nước được dân chủ.


    Trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, Quốc hội là một cơ quan có vị trí pháp lý đặc biệt liên quan đến mối quan hệ dân chủ giữa Nhà nước và nhân dân.

    Do đó, để đảm bảo tiêu chí dân chủ, Quốc hội được nhân dân bầu ra theo nguyên tắc dân chủ, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, thay mặt nhân dân thực thi quyền lập hiến và lập pháp. Vì lẽ đó, dân chủ là bản chất của hoạt động lập hiến, lập pháp, đồng thời cũng là động lực của hoạt động tổ chức thực thi Hiến pháp. Dân chủ cũng là yếu tố quyết định chất lượng của hoạt động do các cơ quan nhà nước tiến hành mà mục đích quan trọng là bảo đảm cho Hiến pháp được thực hiện đầy đủ và hiệu quả trên thực tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...