Tài liệu Tiết 1 – Bài 1 DÂN SỐ

Thảo luận trong 'Lớp 7' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ngày soạn: Ngày giảng: PHẦN I: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG​ Tiết 1 – Bài 1: DÂN SỐI/ Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Có hiểu biết cơ bản về dân số - nguồn lao động của một địa phương; tháp tuổi. - Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số của thế giới, nguyên nhân và hậu quả của nó. - Nắm được hậu quả của bùng nổ dân số. 2. Kĩ năng: - Đọc, hiểu cách xây dựng tháp dân số. - Đọc biểu đồ gia tăng dân số thế giới để thấy được tình hình gia tăng dân số trên thế giới. 3. Thái độ: Góp phần tích cực vào việc tuyên truyền giảm tỉ lệ sinh và gia tăng dân số. II. Phương tiện dạy học 1. Giáo viên: - SGK, sách giáo viên. - Hình vẽ SGK phóng to. - Tranh ảnh về hậu quả của bùng nổ dân số. 2. Học sinh: - SGK, vở ghi, tập bản đồ địa lí 7. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Thực hiện trong giờ.
    3. Bài mới: Dân số thế giới đang không ngừng gia tăng, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Gia tăng dân số nhanh trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Tình hình gia tăng dân số thế giới từ công nguyên đến nay diễn ra như thế nào? Đâu là nguyên nhân, đâu là hậu quả? [TABLE="class: MsoNormalTable"]
    [TR]
    [TD="width: 450"] Hoạt động của giáo viên và học sinh​ [/TD]
    [TD="width: 206"] Nội dung​ [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 657, colspan: 2"] Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân số, nguồn lao động [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 450"] GV: Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/4/2009, tổng số dân Việt Nam là 85.789.573 tăng 9,5 triệu người so với 10 năm trước đây. Chênh lệch giới tính đang tăng cao đạt 111 bé trai/100 bé gái. Số người trong độ tuổi lao động đang làm việc là 43,8 triệu người (51,1%). Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động từ 15 – 59 tuổi (kể cả người không làm việc) chiếm 66%; dưới tuổi lao động chiếm 25%; ngoài tuổi lao động chiếm 9% (Việt Nam đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng). Phân bố dân cư Việt Nam không đều, mật độ dân số: 259 người/km[SUP]2[/SUP]. Tỉ lệ biết chữ của người từ 15 tuổi trở lên là 93,5%. Số lao động được đào tạo là 8,6 triệu người, chiếm 13,4% . ? Dựa vào đâu chúng ta biết được số liệu dân số ở một địa phương trong 1 thời điểm cụ thể. HS: Kết quả điều tra dân số. GV: Thông thường việc điều tra dân số thường diễn ra 10 năm 1 lần. ? Dựa vào kết quả điều tra dân số, chúng ta biết được những gì. HS: Số dân, số người trong từng độ tuổi, số lao động, trình độ văn hóa . ? Tại sao phải tiến hành điều tra dân số. HS: Giúp chính quyền nắm được tình hình dân số của quốc gia, địa phương từ đó đưa ra và thực hiện các kế hoạch về giáo dục, y tế, công ăn việc làm . chính sách dân số cho phù hợp. GV giảng giải thêm. HS: Quan sát Hình 1.1 ? Các số liệu dân số thường được biểu hiện cụ thể bằng cách nào. HS: Tháp tuổi. GV: Tháp tuổi là một dạng biểu đồ biểu hiện tình hình dân số, nguồn lao động ở một địa phương. ? Nhìn vào tháp tuổi, chúng ta biết được những gì. HS: Số nam, nữ theo từng độ tuổi. GV: Số nam nữ, tình hình lao động một địa phương . ? Theo Hình 1.1: - Số trẻ từ 0-4 tuổi ở mỗi tháp ước tính có bao nhiêu bé trai, gái? HS: Tháp 1: 5,5 triệu nam, 5,5 triệu nữ; tháp 2: 4,3 triệu nam, 4,8 triệu nữ. - Hình dạng 2 tháp tuổi khác nhau như thế nào (độ rộng chân tháp, thân tháp, đỉnh tháp)? HS: Tháp 1: Chân tháp mở rộng, thân tháp và đỉnh tháp hẹp dần; tháp 2: chân tháp hẹp, thân tháp mở rộng, hẹp dần về ngọn. ? Số người trong độ tuổi lao động (15-59) ở tháp nào nhiều hơn. HS: Tháp 2. [/TD]
    [TD="width: 206"] 1/ Dân số, nguồn lao động. - Kết quả điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động ở một địa phương trong một thời điểm, giai đoạn nhất định. - Dân số được biểu hiện cụ thể bằng tháp tuổi. [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 657, colspan: 2"] Hoạt động 2: Tìm hiểu về tình hình gia tăng dân số thế giới trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX. [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 450"] GV: Từ việc điều tra dân số người ta có thể biết được tình hình gia tăng dân số của một địa phương, một quốc gia hay toàn thế giới trong một khoảng thời gian nhất định. HS đọc thuật ngữ: Gia tăng dân số - SGK/87. ? Làm thế nào để biết được quá trình gia tăng dân số của một địa phương trong một khoảng thời gian nhất định. HS: Dựa vào số liệu thống kê và điều tra dân số liên tục trong nhiều năm. GV lấy VD minh họa. GV: Gia tăng dân số bao gồm gia tăng dân số tự nhiên (phụ thuộc vào số trẻ sinh ra và người chết đi trong một năm) và gia tăng dân số cơ giới (phụ thuộc vào số lượng người chuyển đi và người chuyển đến ở một địa phương). HS quan sát Hình 1.2: ? Từ công nguyên đến năm 1804 dân số thế giới tăng lên bao nhiêu người trong vòng bao nhiêu năm. HS: 600 triệu dân trong 1804 năm. ? Từ 1804 đến 1999 dân số thế giới tăng lên bao nhiêu người trong vòng bao nhiêu năm. HS: 5 tỉ dân trong 195 năm. ? So sánh về mức gia tăng dân số thế giới trong khoảng thời gian từ công nguyên đến năm 1804 và từ năm 1804 đến 1999. HS: Công nguyên đến 1804 tăng rất chậm, 1804 đến 1999 tăng rất nhanh. ? Nguyên nhân do đâu. HS: Thời gian đầu do dịch bệnh, đói kém, chiến tranh số người chết cao. Thời gian sau do tiến bộ trong kinh tế, xã hội, y tế nên tuổi thọ tăng cao, tỉ lệ người chết giảm trong khi tỉ lệ trẻ em được sinh ra vẫn rất cao. GV: Dự tính trong thời gian tới dân số thế giới vẫn tiếp tục tăng rất nhanh. Theo cục điều tra dân số Mĩ, dân số thế giới tính đến thời điểm ngày 13/8/2009 là 6,77 tỉ người, đến tháng 7/2012 là 7,02 tỉ người. Ước tính đến năm 2050 dân số thế giới có thể lên tới 8,9 tỉ người. [/TD]
    [TD="width: 206"] 2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX. - Gia tăng dân số gồm: Gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ giới. - Dân số thế giới gia tăng rất nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX. [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 657, colspan: 2"] Hoạt động 3: Tìm hiểu về Bùng nổ dân số, nguyên nhân và hậu quả. [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 450"] GV: Dân số ở một khu vực trong một khoảng thời gian nhất định dẫn đến tình trạng bùng nổ dân số. ? Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hằng năm đạt bao nhiêu %. HS: 2,1%. HS quan sát Hình 1.4, đọc chú giải. ? TL sinh và TL tử những năm 1950, 1980, 2000 là bao nhiêu %o. HS: TL sinh: 42%o, 31%o, 26%o. TL tử: 25%o, 12%o, 8%o. GV: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên = tỉ lệ sinh – tỉ lệ tử. ? Tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên những năm 1950, 1980, 2000 HS: 17%o = 1,7%, 1,9%, 1,8%. HS dựa vào kiến thức SGK: ? Từ giữa thế kỉ XX, bùng nổ dân số xảy ra ở những đâu trên thế giới. Nguyên nhân cơ bản của BNDS là gì. HS: Châu Á, Châu Phi, Mĩ latinh. Do tiến bộ về y tế, tỉ lệ sinh vẫn cao trong khi tỉ lệ tử giảm. ? Hậu quả của bùng nổ dân số. HS: Số dân tăng nhanh vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm . gây sức ép lớn, kìm hãm sự phát triển kinh tế. ? Hướng giải quyết hợp lí tình trạng bùng nổ dân số. HS: Chính sách dân số và phát triển kinh tế. GV: Lấy VD thực tế ở Việt Nam. [/TD]
    [TD="width: 206"] 3. Sự bùng nổ dân số - Dân số tăng đột biến từ những 50 của thế kỉ XX dấn đến bùng nổ dân số ở nhiều nước châu Á, châu Phi, Mĩ Latinh. - Bùng nổ dân số gây sức ép lớn, làm kìm hãm quá trình phát triển kinh tế - xã hội. * Ghi nhớ: SGK/5 + 6. [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    4. Hoạt động đánh giá: - HS trả lời câu hỏi 1,3 SGK/6; GV hướng dẫn HS làm BT2/6 5. Hoạt động tiếp nối: Về nhà học bài, làm BT2 SGK/6, tập phân tích Hình 2.1 theo câu hỏi SGK/7, sưu tập tranh ảnh về người các chủng tộc. IV. Rút kinh nghiệm: .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...