Tài liệu Tiếp xúc và tiếp biến văn hóa thời Sơ sử (văn hóa Sa Huỳnh) ở miền Trung Việt Nam

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiếp xúc và tiếp biến văn hóa thời Sơ sử (văn hóa Sa Huỳnh)
    ở miền Trung Việt Nam








    Nhiều năm gần đây, một loạt các di tích và di vật thuộc thời kỳ Sơ sử và Lịch sử Sớm (thế kỷ 5 trước CN đến thế kỷ 5 sau CN) ở Miền Trung Việt Nam đã được phát hiện và nghiên cứu. Khối tư liệu này phản ánh không chỉ quá trình phát triển nội tại mà còn phản ánh xu thế tiếp xúc, trao đổi văn hoá mạnh mẽ với bên ngoài dẫn đến tiếp biến và thay đổi văn hoá.
    Khá nhiều ý kiến tranh luận, giả thiết làm việc tập trung vào vai trò và mức độ tham góp của
    những nhóm yếu tố nội sinh, ngoại sinh trong biến đổi cấu trúc xã hội và hình thành những dạng xã hội phức hợp thời Sơ sử (văn hoá Sa Huỳnh). Đồng thời với việc khẳng định vai trò của những yếu tố nội sinh, những yếu tố ngoại sinh cũng được đánh giá một cách thấu đáo. Các nhà nghiên cứu khá thống nhất trong nhìn nhận vai trò “xúc tác” hay “thúc đẩy” của những yếu tố này trong sự chuyển biến văn hoá giai đoạn trước và sau Công nguyên. Những luồng hay hướng tiếp xúc thời kỳ này của văn hoá Sa Huỳnh diễn ra trong một không gian rộng lớn với cả phía Bắc (Trung Hoa), phía Tây (Ấn Độ, Địa Trung Hải), phía Đông (Đông Nam Á hải đảo) .
    Qua việc phân tích và diễn giải tư liệu khảo cổ kết hợp với những nguồn tư liệu khác, bài viết tập trung vào một số vấn đề sau:
    - Bối cảnh địa - văn hóa và tình hình chính trị, kinh tế Miền Trung Việt Nam thời Sơ sử.
    - Di tích, di vật khảo cổ và thư tịch cổ.
    - Cách thức, con đường giao lưu và tiếp biến văn hóa Sa Huỳnh - Hán, Sa Huỳnh - Ấn Độ .
    - Giao lưu và tiếp biến văn hóa với biến đổi quan hệ/cấu trúc xã hội.







    1. Bối cảnh địa - văn hóa và tình hình chính
    trị, kinh tế Miền Trung Việt Nam thời Sơ sử


    1.1. Bối cảnh địa - văn hóa


    Vị thế điểm giữa (điểm trung tâm) của bờ biển Miền Trung Việt Nam trên tuyến đường biển Đông - Tây luôn được nhấn mạnh trong







    nhiều nghiên cứu địa - văn hoá. Miền Trung
    là lãnh thổ duy nhất ở Việt Nam có những con đường ngắn nhất nối liền các đường hàng hải quốc tế ở biển Đông với những tuyến giao thông bộ và thuỷ trong Đông Nam Á lục địa. Điều đó cũng đúng với các đường hàng không [1].
    Khi nghiên cứu khu vực miền Trung theo
    quan điểm sinh thái, các học giả đặc biệt lưu ý đến một số khía cạnh như: 1) Mạng lưới trao đổi giữa vùng cao (thượng nguồn) và






    vùng thấp (hạ lưu) theo tuyến sông và ngược
    lại; 2) Vai trò cầu nối giữa Bắc và Nam, giữa Lục địa và Hải đảo của các bến, cảng thị cửa sông ven biển miền Trung Việt Nam. Ở đây, đáng lưu ý là nhận định của Momoki Shiro, theo ông Champa (tức miền Trung Việt Nam) như là cánh cổng đi vào thế giới Trung Hoa đối với người Malay và Inđô đồng thời cũng là cánh cổng của thế giới Ấn Độ hoá đối với Philippin và Việt Nam [2].
    Xuất phát từ quan điểm cho rằng, quá trình tiếp xúc, giao lưu (dù là kinh tế, chính
    trị hay văn hóa) giữa các vùng luôn bị tác động bởi bối cảnh khu vực hay quốc tế, chúng tôi cho rằng việc xem xét thấu đáo sự chuyển dịch của các tuyến mậu dịch quốc tế, sự suy tàn của con đường tơ lụa nội địa và sự hình thành con đường tơ lụa trên biển là rất cần thiết trong nghiên cứu bản chất của sự tiếp xúc và trao đổi trong văn hoá Sa Huỳnh. Những nghiên cứu lộ trình hàng hải và thương hải thế giới thời cổ, trung đại cho thấy, trước thế kỷ 16, khi chưa có đường biển qua lại giữa Thái Bình Dương với Đại Tây Dương; giữa Ấn Độ Dương với Đại Tây Dương, thì chỉ duy nhất ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương là hình thành những con đường đi qua Đông Nam Á với những giao điểm ở Melaka (Malacca), Sunda và eo biển Lombok. Vào thời kỳ này (tức thời cổ, trung đại), biển Đông Nam Á đóng vai trò kiểm soát các luồng văn minh thế giới [3]
    Sự thuận tiện của đường biển so với đường bộ trong quan hệ giao lưu tiếp xúc với bên ngoài của Miền Trung Việt Nam được phản ánh khá cụ thể và đầy đủ trong những ghi chép sử liệu Trung Hoa về những tuyến đường nối Champa tới những vùng khác (chúng ta có thể dùng tư liệu muộn hơn này để soi xét quá khứ xa thời sơ sử). Trong Song hui-yao ji-gao (từ TK 12) có nói về những khoảng cách này như sau “Nước Champa nằm ở phía

    tây nam Trung Hoa. Đi thuyền vượt biển về phía
    nam đến San-fo-qi (Srivijaya) mất 5 ngày. Trên
    bộ, tới đất Panduranga mất một tháng” (1) [4].
    Ưu thế của biển Đông mà đặc biệt là bờ
    biển miền Trung Việt Nam trên tuyến đường thương mại biển Đông - Tây thời cổ trung đại cũng đã được chứng minh bằng những phát hiện khảo cổ học. Không kể đến những quan hệ trao đổi trên biển giữa các cộng đồng dân cư Đông Nam Á từ cách đây trên 4000 năm và có khả năng còn sớm hơn nữa [5], biển
    Đông Nam Á thực sự tham gia vào hành trình hàng hải quốc tế Đông - Tây, nối giữa Địa Trung Hải, Ấn Độ và Đông Nam Á từ những thế kỷ III, IV trước Công nguyên. Chung quanh chủ đề này đã có nhiều nghiên cứu dựa trên tài liệu khảo cổ và thư tịch của nhiều học giả nước ngoài và Việt Nam [6]. Như vậy, từ những chứng cứ vật chất và ghi chép trong thư tịch ta có thể thấy trong khoảng thời gian những năm 300 BC đến 300AD, bờ biển của các lãnh địa Đông Nam Á tham gia ngày càng tích cực vào con đương tơ lụa phía nam (Southern Silk Road), đây là những chuỗi đường trao đổi biển nối các đế chế La Mã và Trung Hoa và hệ quả là đã kéo theo hàng loạt những thay đổi kinh tế - chính trị - văn hoá trong khu vực.
    Tài liệu trong sử đề cập đến bờ biển miền Trung Việt Nam trên tuyến đường từ Trung Hoa sang Ấn Độ không nhiều, nhất là ở giai đoạn sớm. Dù vậy, ta vẫn có thể lọc ra được ít nhiều thông tin hữu ích. Từ thời Hán (năm 206 trước Công nguyên đến năm 23 sau Công nguyên), đã có tư liệu về việc đi biển từ Trung Hoa sang Kanci (Conjeeveram) ở bờ đông của miền Nam Ấn Độ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...