Luận Văn Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách m

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 26/3/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    #1 Quy Ẩn Giang Hồ, 26/3/14
    Last edited by a moderator: 26/3/14
    mở ĐầU
    1. Tính cấp thiết của đề tài cần nghiên cứu:
    Cải cách hành chính nhà nước là một trong những nội dung cơ bản của khoa học nghiên cứu về hành chính nói chung và hành chính nhà nước nói riêng. Cải cách hành chính nhà nước là một vấn đề được quan tâm phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới nhằm làm đòn bẩy để nâng cao hiệu quả của nhà nước trong việc phát triển kinh tế, phát huy dân chủ trong hoạt động của bộ máy công quyền, củng cố và tăng cường tiềm lực về mọi mặt cho đất nước. Nghị quyết Trung ương 8 ( khóa VII) tháng 1 năm 1995 đánh dấu một bước phát triển mới trong nội dung định hướng cải cách hành chính ở Việt Nam. Hệ thống quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo cơ bản được hoàn thiện thêm; nội dung và phương pháp thực hiện cải cách đã được thể hiện một cách tương đối cơ bản, toàn diện và có cơ sở khoa học, đã khẳng định tầm quan trọng của cải cách hành chính:
    " Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính".
    Cải cách hành chính là công việc quan trọng, có tác động mạnh mẽ tới hiệu quả, hiệu lực của nền hành chính đất nước. Đặc trưng lớn của nền hành chính là tương đối ổn định và luôn thích ứng với nền chính trị và quá trình phát triển kinh tế đất nước. Đặc biệt là bộ máy hành chính nhà nước là bộ phận quan trọng phản ánh rõ rệt về công cuộc cải cách bộ máy hành chính nhà nước.
    Bộ máy hành chính Nhà nước Việt Nam trước đây đã chứng tỏ là kém hiệu lực. Bộ máy cồng kềnh nhiều tầng, nhiều nấc, với những chồng chéo, mắt xích trung gian không cần thiết; phân định chức năng nhiệm vụ quyền hạn giữa các cơ quan hành chính nhà nước có sự chồng chéo; không rõ ràng; có nhiều mâu thuẫn; hoạt động quản lý trì trệ; quy trình ra quyết định chậm chạp; kém hiệu quả. Sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước thiếu thống nhất. Bên cạnh đó, quyết định quản lý ban hành nhiều nhưng không được thực hiện nghiêm chỉnh, chất lượng viên chức, công chức giảm sút việc sắp xếp cán bộ nhiều khi tuỳ tiện. Các nguyên tắc quản lý Nhà nước chưa được nhận thức và áp dụng đúng đắn. Tất cả các hiện tượng trên đã được Đảng và Nhà nước ta nhận thức mà cụ thể là tại Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành trung ương khoá X đã đưa ra Nghị quyết về đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nứơc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước; Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành quýêt định số: 01/2008/QĐ-UBND Ngày 02 tháng1 năm 2008 về kế hoạch cải cách hành chính nhà nước năm 2008.
    Thực tiễn yêu cầu bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện của Hà Tĩnh còn có nhiều vần đề bất cập cần phải thực hiện cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. Số lượng các cơ quan chuyên môn các cấp nhiều hơn so với Nghị định số: 13/2008/NĐ-CP và Nghị định số: 14/2008/NĐ-CP ngày 4 tháng 2 năm 2008 của Chính phủ về Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
    Trước thực trạng đó Đảng bộ và Chính quyền nhân dân tỉnh đã triển khai chương trình hành động cải cách hành chính nhà nước năm 2008 trong đó tập trung vào nhiệm vụ cải cách bộ máy hành chính nhà nước. Trong quá trình nghiên cứu, công tác và học tập tôi có những suy nghĩ và lựa chọn đề tài: Nâng cao hơn nữa cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện ở tỉnh Hà Tĩnh.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng là quá trình cải cách bộ máy hành chính nhà nước.
    Phạm vi không gian thuộc tỉnh Hà Tĩnh, thời gian trong năm 2008.
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
    Tiểu luận có mục đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện ở tỉnh Hà Tĩnh.
    Để đạt được mục đích đó tiểu luận có các nhiệm vụ sau:
    - Giải quyết một số vấn đề lý luận về cải cách bộ tổ chức máy hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện ở tỉnh Hà Tĩnh.
    - Đánh giá đúng thực trạng quá trình cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện ở tỉnh Hà Tĩnh. Phân tích rõ nguyên nhân thành tựu đạt được và những tồn tại
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện ở tỉnh Hà Tĩnh.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Tiểu luận sử dụng phương pháp Duy vật biện chứng, trên cơ sở thế giới quan chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách bộ máy hành chính Nhà nước.
    Tiểu luận cũng sử dụng một số phương pháp khác như phân tích, tổng hợp tài liệu, đối chiếu so sánh, logich và một số phương pháp khác.
    5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu:
    Đề tài nghiên cứu được trình bày trong 3 chương
    Chương 1. Một số vấn đề về lý luận về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện.
    Chương 2. Thực trạng tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện ở tỉnh Hà Tĩnh.
    Chương 3. Quan điểm của Đảng về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và giải pháp nhằm tăng cường cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện ở tỉnh Hà Tĩnh.

    Mục lục
    A - PHầN Mở ĐầU
    B - phần NộI DUNG
    Chương 1. Một số vấn đề về lý luận về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện.
    1.1. Một số khái niệm cơ bản.
    1.1.1. Bộ máy hành chính nhà nước.
    1.1.2. Cải cách bộ máy hành chính nhà nước.
    1.2. Tầm quan trọng của cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện
    1.3. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh.
    1.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên.
    1.3.2. Khái quát về kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
    1.3.3. Khái quát về bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện ở Hà Tĩnh.
    Chương 2. Thực trạng tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện ở tỉnh Hà Tĩnh.
    2.1. Một số kết quả đạt được.
    2.2. Hạn chế.
    2.3. Nguyên nhân.
    Chương 3. Quan điểm của Đảng về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và giải pháp nhằm tăng cường cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện ở tỉnh Hà Tĩnh.
    3.1. Quan điểm của Đảng về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện.
    3.2. Mục tiêu và giải pháp cải cách tổ chức bộ máy hành chính cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện ở tỉnh Hà Tĩnh.
    3.2.1. Mục tiêu cải cách tổ chức bộ máy hành chính cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện ở tỉnh Hà Tĩnh.
    3.2.1.1. Mục tiêu chung.
    3.2.1.2. Mục tiêu cụ thể.
    3.2.2. Giải pháp cải cách tổ chức bộ máy hành chính cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện ở tỉnh Hà Tĩnh.
    3.2.2.1. Về mặt nhận thức.
    3.2.2.2. Những giải pháp cụ thể.
    C - kết luận.
    D - Tài liệu tham khảo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...