Tiểu Luận Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục – đào tạo ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định nhằm nâng cao dân trí,

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A.PHẦN MỞ ĐẦU

    Sự nghiệp giáo dục có ý nghĩa cực kì quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, trong lĩnh vực sản xuất vật chất xã hội. Giáo dục – đào tạo là một thành tố hết sức quan trọng của văn hoá, nó vừa là nền tảng của một dân tộc, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ có giáo dục – đào tạo mà tri thức nhân loại được tích luỹ và lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác , để con người có điều kiện vươn tới đỉnh cao của nhận thức và sáng tạo.

    Giáo dục – đào tạo đặt cơ sở nền tảng cho sự ra đời và phát triển của khoa học công nghệ, cùng với khoa học công nghệ làm khâu đột phá của quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.

    Giáo dục – đào tạo góp phần mang lại tương lai cho con người, đào tạo nguồn nhân lực tri thức cho đất nước . Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, giáo dục – đào tạo làm cho con người đủ sức mạnh cần thiết để tham gia giành những thắng lợi trong phân công , hợp tác và cạnh tranh quốc tế.

    Giáo dục – đào tạo có vai trò lớn trong việc giáo dục ý thức hệ làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của dân tộc.

    Thực tiễn đã chứng minh, không một quốc gia nào muốn phát triển mạnh mẽ và vươn lên hàng ngũ những nước tiên tiến mà lại ít quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đầu tư ít cho giáo dục. Cuộc chạy đua phát triển kinh tế của thế giới, hiện nay là cuộc chạy đua về khoa học và công nghệ, về giáo dục – đào tạo, chạy đua để nâng cao chất lượng lao động mà chủ yếu rằng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

    Đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá – hiện đại hoá và hội nhập thương mại quốc tế. Do vậy, giáo dục – đào tạo đóng vai vai trò rất quan trọng là phương tiện có hiệu quả nhất đáp ứng nhu cầu trên.

    Đối với An Lão là một huyện vùng cao của tỉnh Bình Định đang cùng cả tỉnh và cả nước tiến hành công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo An Lão có vai trò, vị trí trong việc đào tạo nguồn nhân lực phuc vụ cho quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá của huyện nhà. Trong những năm gần đây sự nghiệp giáo dục của huyện nhà có những bước tiến đáng kể cả về số lượng và chất lượng cũng như qui mô phát triển.

    Bên cạnh những thành tựu to lớn, giáo dục – đào tạo vẫn còn yếu kém, bất cập cả về qui mô, chất lượng và hiệu quả, chưa đáp ứng kịp thời đòi hỏi ngày càng cao về nguồn lực của công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công nghiệp hoá – hiện đại hoá của huyện An Lão nói riêng và cả nước nói chung theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

    Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi xin chọn đề tài: “ Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục – đào tạo ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước “.

    Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là thực trạng giáo dục – đào tạo của huyện An Lão trong 3 năm học 2004-2005, 2005-2006, 2006-2007, bao gồm các yếu tố nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, từ việc vận dụng các cơ chế chính sách giáo dục – đào tạo ở địa phương các điều kiện thiết yếu đảm bảo cho việc dạy và học, công tác quản lí giáo dục, nhằm phát huy những mặt mạnh, mặt tích cực, những điển hình tiên tiến trong hoạt động dạy và học,đồng thời cần tập trung các mặt tồn tại, hạn chế, bất cập và đặt nó trong quan hệ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đaị hoá đất nước, từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo của huyện nhà trong những năm tiếp theo.

    Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Chính Trị tỉnh Bình Định, Phòng Đào tạo – Tổ chức, quý thầy cô giáo bộ môn và giáo viên chủ nhiệm lớp đã giúp đỡ tôi trong suốt khoá học. Đặc biệt cảm ơn thầy giáo Thạc sĩ Phan Văn Huệ, trưởng khoa Lí luận cở sở của trường, đã tận tình hướng dẫn tôi làm tiểu luận này: Xin cảm ơn Văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện, lãnh đạo Phòng Giáo dục An Lão, Ban giám hiệu các trường Trung học phổ thông, Phổ thông Dân tộc Nội trú, các trường Mẫu giáo và Tiểu học, Trung học cơ sở trong huyện An Lão cùng các bạn đồng nghiệp đã có nhiều hổ trợ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tiểu luận này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...