Thạc Sĩ Tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay


    Luận văn dài 104 trang gồm 3 chương, 9 tiết:

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng công tác giáo dục - đào tạo (GD-ĐT). Cùng với khoa học và công nghệ, GD-ĐT đã được Đại hội VIII của Đảng xác định là quốc sách hàng đầu, coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Trong những năm qua, mặc dù điều kiện đất nước và ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, Nhà nước vẫn dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể để đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Với nguồn ngân sách đó, GD-ĐT đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Để phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng ngân sách, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, một trong những vấn đề quan trọng cần phải làm sáng tỏ thêm cả về lý luận lẫn thực tế đó là đổi mới quản lý ngân sách giáo dục- đào tạo. Xuất phát từ thực tế trên đây, đề tài "Tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay" được lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành quản lý kinh tế và hy vọng rằng sẽ đóng góp một phần nhỏ đáp ứng đòi hỏi thực tiễn đang đặt ra hiện nay.
    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
    Đã có một số công trình nghiên cứu về đổi mới công tác lập kế hoạch và cơ chế quản lý ngân sách giáo dục và đào tạo giai đoạn 1990 - 1995 như "Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách hệ thống giáo dục quốc dân" của TS Trần Thu Hà (năm 1993); đề tài "Xây dựng qui trình lập kế hoạch và cơ chế điều hành ngân sách giáo dục - đào tạo", đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Bộ Tài chính (năm 1996) . Các công trình trên đề cập đến nhiều khía cạnh về quản lý, điều hành ngân sách giáo dục - đào tạo ở tầm vĩ mô, nặng về tổng kết thực hiện các năm trước, chưa chú trọng nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống cơ chế quản lý ngân sách GD-ĐT và ít chú trọng đến các giải pháp thực hiện, nhất là trong giai đoạn 2000- 2010. Vì vậy, đề tài được lựa chọn nghiên cứu góp phần bổ sung, hoàn thiện thêm những vấn đề còn bỏ ngỏ, đang cần được làm rõ.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
    Luận văn nghiên cứu chủ yếu về quản lý ngân sách GD-ĐT ở nước ta trong thời gian qua, trong đó đi sâu phân tích thực trạng quản lý và công tác kế hoạch hóa ngân sách GD-ĐT; Thực trạng công tác điều hành ngân sách GD-ĐT và việc quản lý, sử dụng các nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước.
    Trong khuôn khổ luận văn cao học và đối tượng nghiên cứu trên đây, luận văn giới hạn trong phạm vi quản lý kế hoạch ngân sách GD-ĐT, các giải pháp chủ yếu để tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách GD-ĐT (không nghiên cứu kế hoạch phát triển GD-ĐT). Các khía cạnh khác liên quan sẽ được đề cập khi cần thiết.
    4. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
    + Mục đích:
    Luận văn nghiên cứu làm rõ thêm nội dung quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo; góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT ở nước ta trong điều kiện cơ chế thị trường.
    + Nhiệm vụ của luận văn:
    - Hệ thống hóa và làm rõ thêm về lý luận vị trí của sự nghiệp GD-ĐT; Mối quan hệ giữa GD-ĐT với sự phát triển kinh tế xã hội và nội dung quản lý ngân sách GD-ĐT.
    - Phân tích tình hình và thực trạng quản lý ngân sách GD-ĐT ở nước ta, nhất là những năm trong thời kỳ đổi mới gần đây.
    - Đề xuất phương hướng, giải pháp tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách GD-ĐT ở nước ta hiện nay.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Cơ sở lý luận để nghiên cứu luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm đường lối chính sách tài chính, chính sách giáo dục nước ta.
    Cùng với phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu là kết hợp nghiên cứu lý thuyết với quan sát đánh giá thực tiễn, đồng thời sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, hệ thống hóa, phân tích, so sánh từ đó đề ra các giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách GD-ĐT ở nước ta hiện nay.
    6. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương, 9 tiết
     
Đang tải...