Thạc Sĩ Tiếp tục đổi mới quản lý các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh hoá

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiếp tục đổi mới quản lý các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh hoá
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Tiếp tục đổi mới quản lý các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh hoá
    Định dạng file word


    lời nói đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý
    hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội do
    Nhà nước giao. DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu
    trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản
    lý. DNNN hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi
    nhuận, còn DNNN hoạt động công ích là doanh nghiệp hoạt động sản xuất cung ứng dịch
    vụ hàng hoá công cộng theo chính sách của Nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ an
    ninh quốc phòng.
    Doanh nghiệp khai thác CTTL (Gọi tắt là DNTN) là loại hình doanh nghiệp đặc thù
    khác biệt so với loại hình doanh nghiệp khác như: về sản phẩm, hình thái vật chất, giá trị
    và giá cả của nó. Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường thì
    hoạt động của loại doanh nghiệp này gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là do
    các hệ thống chính sách quản lý được hình thành từ thời bao cấp. Gần đây Nhà nước đã
    ban hành một số chính sách và cơ chế hoạt động cho loại hình doanh nghiệp này và xếp
    vào loại hình DNNN hoạt động công ích tuy đã giảm bớt phần khó khăn song vẫn chưa
    thoát khỏi cơ chế "xin cho", phần lớn vẫn còn lung túng, mất cân đối về mặt tài chính, thu
    không đủ chi (do thu thủy lợi phí thấp ) gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và đe
    doạ đến an toàn CTTL.
    Để hoạt động thủy nông cùng với công tác thủy lợi nói chung góp phần tích cực vào
    sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp
    nông thôn, phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai, thực hiện được mục tiêu của chương
    trình an ninh lương thực quốc gia v.v . Các DNTN cần phải được củng cố và tiếp tục đổi mới
    hoàn thiện.
    Thanh hoá là một Tỉnh đất rộng người đông, có điều kiện địa lý tự nhiên phức tạp,
    nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Các DNTN trong tỉnh đã có nhiều đóng góp quan
    trọng trong nền kinh tế đó, để ổn định phát triển kinh tế xã hội được bền vững dưới sự chỉ
    đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh
    hoá đã và đang quan tâm nhiều đến công tác thủy lợi nói chung và công tác thủy nông nói
    riêng, kết quả những năm gần đây tuy đã mang lại hiệu quả rõ rệt phục vụ tốt cho mặt trận
    nông nghiệp, công nghiệp đời sống dân sinh và môi trường sinh thái trên địa bàn song so
    với nhu cầu phát triển còn đòi hỏi cao hơn. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ các DNTN
    trên địa bàn Tỉnh Thanh hoá cũng nằm trong tình trạng chung của các DNTN nói chung là
    vẫn gặp khó khăn vướng mắc từ khâu tổ chức quản lý đến cơ chế chính sách tài chính, vấn
    đề tiếp tục đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý thủy nông là hết sức cần thiết và cấp bách
    hiện nay. Do đó tôi chọn đề tài : "Tiếp tục đổi mới quản lý các doanh nghiệp khai thác
    công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh hoá" làm đề tài luận án thạc sỹ kinh tế,
    chuyên ngành quản lý kinh tế nhằm đáp ứng những đòi hỏi cụ thể mà thực tiễn đang đặt ra
    trong lĩnh vực thủy nông ở tỉnh Thanh hoá.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
    Cho đến nay, trên lĩnh vực quản lý khai thác CTTL ở nước ta đã có một số công
    trình nghiên cứu và các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành với nhiều nội dung và
    cách tiếp cận khác nhau. Riêng ở Thanh Hóa, chưa có một công trình nào nghiên cứu mang
    tính hệ thống dưới dạng luận án khoa học về quản lý thủy nông.
    Để thực hiện đề tài, chúng tôi tham khảo, kế thừa có chọn lọc những ý tưởng của
    các công trình đã được công bố, kết hợp với quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tiễn từ đó
    đề xuất ý kiến riêng của mình trên lĩnh vực quản lý thủy nông nói chung và ở Thanh Hóa
    nói riêng.
    3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Mục tiêu: Nhằm góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý
    thủy nông, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức sản xuất, hệ thống chính
    sách và cơ chế hoạt động nhằm khắc phục các tồn tại vướng mắc hiện nay để nâng cao
    hiệu quả quản lý thủy nông góp phần đắc lực vào công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông
    nghiệp nông thôn ở Thanh hoá.
    - Nhiệm vụ nghiên cứu:
    + Phân tích vai trò, đặc điểm của các DNTN chỉ ra những nét đặc thù của loại hình
    doanh nghiệp này.
    + Phân tích đánh giá hiện trạng, rút ra được những kết quả đạt được, những tồn tại
    còn vướng mắc và các nguyên nhân của nó.
    + Đề xuất một số giải pháp tiếp tục đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý các doanh
    nghiệp thủy nông trên địa bàn Thanh hoá.
    4. Phạm vi nghiên cứu:
    - Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các DNTN trên địa bàn Thanh hoá.
    - Số liệu nghiên cứu được lấy trong 3 năm gần đây: 1997, 1998, 1999.
    - Có tham khảo một số tài liệu khác trong nước và nước ngoài.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Từ phân tích đánh giá tổng kết thực tiễn rút ra những vấn đề có tính lý luận và quan
    điểm chung, gắn lý luận với thực tiễn, đồng thời vận dụng tổng hợp các phương pháp
    thống kê so sánh với hệ thống báo biểu phục vụ cho mục đích kinh tế.
    6. Những đóng góp của luận án:
    - Góp phần vào việc bổ xung hoàn thiện cơ chế tổ chức, hoạt động của các DNTN.
    - Làm tài liệu nghiên cứu và giúp cho cán bộ quản lý trong lĩnh vực thủy nông một
    số cơ sở lý luận và nhận biến để nâng cao năng lực tổ chức quản lý và điều hành trong
    doanh nghiệp có hiệu quả kinh tế cao hơn.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương
    9 tiết.
    - Chương 1: Yêu cầu khách quan tiếp tục yêu cầu quản lý doanh nghiệp thủy nông ở
    nước ta hiện nay.
    - Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động của các doanh nghiệp thủy nông trên địa
    bàn tỉnh Thanh hoá.
    - Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới quản lý các
    doanh nghiệp thủy nông


    Danh mục tài liệu tham khảo
    Báo cáo quyết toán tài chính của các doanh nghiệp thuỷ nông Thanh Hoá.
    Năm 1997 - 1998 - 1999.
    Báo cáo tổng kết công tác thuỷ lợi của Sở nông nghiệp và phát triển nông
    thôn Thanh Hoá. Năm 1997 - 1998 - 1999.
    Ngô Chí Hoạt, Phương hướng phát triển thuỷ lợi và quản lý tài nguyên
    nước đến năm 2010 để bảo đảm an toàn lương thực của Việt Nam vào thế
    kỷ 21- Tạp chí thuỷ lợi số 332 (tháng 1+2/2000).
    Hai mươi lăm năm sự nghiệp thuỷ lợi Việt Nam. Nxb Nông nghiệp Hà
    Nội - 1984.
    Hai thập kỷ phát triển của Châu á và triển vọng của những năm 1980.
    Tập 1 - Nxb Khoa học xã hội - 1981.
    Nguyễn Quốc Luật, Đổi mới tổ chức và nội dung hoạt động của các xí
    nghiệp thuỷ nông trong bước chuyển sang cơ chế thị trường - Luận văn
    Thạc sỹ kinh tế - Hà Nội năm 1993.
    ThS. Đoàn Thế Lợi, Chính sách giá nước và vấn đề đổi mới mô hình tổ
    chức quản lý ở các hệ thống thuỷ nông - Tạp chí thuỷ lợi số 332 (tháng
    1+2/2000).
    Lênin, Toàn tập - Tập 39 - Nxb Tiến bộ Matxcơva năm 1979.
    Lênin, Tuyển tập - Tập 2 - Nxb Sự thật.
    [10] Hồ Chí Minh, Toàn tập - Nxb Sự thật Hà Nội - 1984.
    [11] Hồ Chí Minh, Tuyển tập - Nxb Sự thật Hà Nội - 1960.
    [12] Nghị quyết Trung ương 5 (khoá III). Nxb Chính trị Quốc gia năm 1960.
    Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khoá VII).
    Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng
    (khoá VIII).
    Niên giám thống kê. 1990-1994 - Thanh Hoá.
    Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi. Nxb Nông nghiệp Hà
    Nội - 1996.
    Sơ thảo lịch sử Việt Nam, tập 1. Hà Nội - 1981.
    Tập san thuỷ lợi. Số 278 (tháng 1+2/1991), (tài liệu của PAO VP - Châu á
    - TBD) xuất bản năm 1989.
    Tổng cục thống kê - Nxb Thống kê 1991,
    Tổ chức khai thác bảo dưỡng hệ thống tưới. Nxb Nông nghiệp - 1992.
    Tài liệu quy hoạch lưu trữ . Bộ Thuỷ lợi.
    [22] Đào Thế Tuấn, Chiến lược phát triển nông nghiệp - Nxb năm 1986.

    T.S Nguyễn Đình Thịnh, Đẩy mạnh việc củng cố và phát triển thuỷ nông
    cấp cơ sở, có sự tham gia của nông dân - Tạp chí thuỷ lợi số 333 (tháng
    3+4/2000).
    Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III. Nxb Chính trị Quốc gia năm
    1960.
    Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII. Nxb Chính trị Quốc
    gia năm 1991.
    Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị Quốc gia
    năm 1996.
    Văn kiện Đại hội Tỉnh Đảng bộ Thanh Hoá lần thứ XIV.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...