Luận Văn Tiếp thu giá trị văn hóa của thế giới vào việc xây dựng văn hóa việt nam trong tiến trình hội nhập q

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài
    Tôi chọn vấn đề này làm đề tài luận văn thạc sỹ vì những lý do sau:
    Một là: Giao lưu văn hoá là quá trình tiếp xúc, trao đổi và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền văn hoá, giữa các cộng đồng văn hoá khác nhau với những phương thức sống khác nhau. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, giao lưu văn hoá giữa các nước trên thế giới lại ngày càng sôi động, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Với thế mạnh là truyền thống nghìn năm văn hiến, văn hoá sẽ góp phần bảo vệ an ninh, phục vụ phát triển và nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế và là một trong những động lực căn bản vì chính nó là thước đo giá trị con người mà con người là nhân tố quyết định sự phát triển.
    Hai là: Hiện nay nước ta đang trong tiến trình tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và xây dựng một nền văn hoá mới tiên tiến, đậm đà, bản sắc dân tộc, phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hoa-hiến đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh thì hơn lúc nào hết chúng ta cần tận lực, phát huy những giá trị văn hoá ưu tú của dân tộc để chuẩn bị giao lưu với nền văn hoá khác trên thế giới để làm cho nhân dân thế giới hiểu thêm về đất nước Việt Nam đồng thời chúng ta có thể mở rộng thêm tầm nhìn, lựa chọn tiếp nhận những nhân tố nhân bản, khoa học, tiến bộ trong kho tàng văn hoá thế giới, xem đó là động lực để thúc đẩy ta trong công cuộc xây dựng nền văn hoá mới.
    Ba là: Với việc mở rộng giao lưu với các nước trên thế giới thì không thể tránh khỏi sự giao lưu với các nền văn hoá khác trên thế giới. Trong sự giao lưu giữa các nền văn hoá khác sẽ ảnh hưởng đến văn hoá Việt nam trong đó có cả mặt tích cực và tiêu cực trong đó có văn hoá lối sống, văn hoá giáo dục đã ảnh hưởng mạnh đến Việt Nam. Vì vậy trong quá trình xây dựng văn hoá trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải bảo tồn và phát triển truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc đặc biệt là văn hoá giáo dục nhưng đồng thời phải biết tiếp nhận những giá trị văn hoá đó của nhân loại vào việc xây dựng văn hoá Việt Nam để phù hợp với thời đại.
    Thứ tư: là với quan điểm giáo dục là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, là bộ phận quan trọng hàng đầu của kế hoạc phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế vì vậy Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nền tảng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, giáo dục phải gắn với sự nghiệp phát triển kinh te,xấ hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Nên việc phát triển giáo dục là vấn đề trọng tâm trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang trong qua strình hội nhập quốc tế vì vậy phát triển giáo dục theo hướng hiện đại hoá là yêu cầu tất yếu để nguồn nhân lực Việt Nam có thể tham gia thị trường lao động quốc tế nhất là bậc học giáo dục nghề nhgiệp và giáo dục đại học hiện nay.
    Với lý do trên, tôi đã chọn vấn đề: Tiếp thu giá trị văn hoá của thế giới vào việc xây dựng văn hoá Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay.
    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
    Văn hoá nói chung và bàn về việc giao lưu văn hoá với các nền văn hoá trên thế giới nói riêng là một lĩnh vực đa dạng đã có nhiều học giả nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhauđăc. biêt là tác phẩm “Đề cương văn hoá Việt nam” của Cố Tổng bí thư Trường Chinh đã nhấn mạnh ba nguyên tắc vận động của cuộc vận động văn hoá là: “Dân tộc hoá, đại chúng hoá và khoa học hoa”' đó là định hướng cho sự ra đời của nền văn hoá mới.
    Trong quá trình lãnh đạo Cách mạng Việt nam, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc được Đảng, Nhà nước đặt ở vị trí tầm vĩ mô để giải quyết các công việc nhằm giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Vì thế,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...