Tài liệu Tiếp cận văn hoá các tộc người việt nam bằng con đường nghiên cứu so sánh truyện kể dân gian

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TIẾP CẬN VĂN HOÁ CÁC TỘC NGƯỜI VIỆT NAM BẰNG CON ĐƯỜNG NGHIÊN CỨU SO SÁNH TRUYỆN KỂ DÂN GIAN


    TS. Hà Thị Thu Hương


    Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội


    Đặt vấn đề


    Cuộc sống hiện đại trong sự hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh như vũ bão đã


    làm cho nhu cầu nhận thức sâu sắc vấn đề bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và


    văn hoá tộc người trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Coi trọng văn hoá truyền thống


    chính là coi trọng nền tảng sức mạnh tinh thần của dân tộc. Nghị quyết Hội nghị Trung


    ương Đảng lần thứ V khoá VIII đã nêu rõ: “Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng


    đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao


    lưu văn hoá. Cần phải hết sức coi trọng, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền


    thống” [1, tr.63]. Xu thế trở về cội nguồn để khẳng định những giá trị văn hoá truyền


    thống là hướng đi mang tính tất yếu của thời đại. Muốn nhận diện được sự biến đổi văn


    hóa từ truyền thống đến hiện đại trong giao lưu hội nhập trên những bình diện mới giữa


    các quốc gia dân tộc hiện nay thì vấn đề bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và văn


    hóa tộc người có ý nghĩa lớn lao trong việc tham gia đối thoại với các nền văn hóa, văn


    minh trong khu vực và có thể xa hơn, rộng hơn.


    Sự cần thiết của việc nghiên cứu so sánh văn hoá của 54 tộc người trên lãnh thổ


    Việt Nam, nhất là giữa văn hoá của người Kinh (Việt) và văn hoá các tộc người khác đã


    từ lâu được giới nghiên cứu văn hoá Việt Nam đề cập đến. Theo nhiều nhà nghiên cứu


    văn hoá Việt Nam, nghiên cứu so sánh văn hoá người Kinh với văn hoá các tộc người


    khác cư trú trên lãnh thổ Việt Nam thực chất là đặt văn hoá Việt Nam vào bối cảnh Đông


    Nam Á để phân tích, nhận diện.


    Đặt văn học dân gian các thành phần dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam trong bối


    cảnh các mối quan hệ văn hoá tộc người cũng là một định hướng chiến lược của giới


    nghiên cứu văn hoá Việt Nam. Giới nghiên cứu ngày càng thấy rõ ý nghĩa của việc


    nghiên cứu quan hệ lịch sử - văn hoá tộc người đối với việc nhận diện văn hóa Việt Nam


    nói chung. Văn học dân gian với ưu thế về chất liệu ngôn từ trong sự phản ánh thực tại là


    sự tích hợp những giá trị ưu tú nhất của văn hoá dân gian và tiềm ẩn nhiều mạch nguồn


    văn hóa, tư tưởng của dân tộc. Văn học dân gian mang sức nặng của cả một gia tài văn


    hoá được trải nghiệm qua không gian và thời gian, được bảo lưu và trao truyền từ thế hệnày đến thế hệ khác. Tìm hiểu, phân tích những giá trị của các tác phẩm văn học dân


    gian có nghĩa là góp phần nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc. Văn học dân


    gian các dân tộc Việt Nam được đặt trong sự tương tác phức hợp giữa lịch sử và văn hóa


    của các tộc người. Chính vì thế, qua văn học dân gian chúng ta có thể nhận diện được


    tính hòa hợp trong đa dạng của mối quan hệ văn hóa giữa các tộc người. Vấn đề tiếp xúc,


    hội tụ khi nghiên cứu văn học dân gian các tộc người là nhằm làm rõ các mối quan hệ


    dân tộc - tộc người trong tổng thể văn hóa cộng đồng quốc gia dân tộc.


    Trong di sản văn học dân gian của các tộc người thì truyện kể dân gian giữ một


    vai trò quan trọng, với hệ thống đề tài và motif vừa mang đặc trưng tộc người qua các


    phương thức biểu hiện riêng vừa mang dấu ấn chung của cả cộng đồng quốc gia dân tộc.


    Truyện kể dân gian của các tộc người Việt Nam chứa đựng những giá trị văn hoá truyền


    thống vô giá đã được truyền giao qua nhiều thời đại. Qua truyện kể dân gian chúng ta có


    thể nhận diện được nguồn gốc các loại hình văn hoá với đặc trưng vùng, địa phương rõ


    nét cùng với phong tục tập quán, tín ngưỡng, lối sống . của một tộc người hay của cả


    một dân tộc.


    Chính vì những lý do trên, chúng tôi cho rằng hướng tiếp cận văn hoá các tộc


    người Việt Nam qua con đường nghiên cứu so sánh truyện kể dân gian sẽ đem lại nhiều


    khám phá bất ngờ khi tìm hiểu văn hoá Việt Nam - một nền văn hoá đa tộc người nhưng


    được xác định trong một phức thể thống nhất.


    1. Văn hoá tộc người Việt Nam - những lý giải cần thiết


    1.1. Tộc người, văn hóa tộc người và văn hóa của tộc người


    Thực tế lịch sử đã chỉ rõ tầm quan trọng của vấn đề tộc người đối với mỗi quốc


    gia dân tộc và tác động của mối quan hệ tộc người trong sự phát triển chung của cả dân


    tộc. Tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc


    gia vào ngày 26/12/2003, ông Đỗ Hoài Nam đã nhấn mạnh: Sự hình thành dân tộc Việt


    Nam có liên quan đến vấn đề các tộc người cư trú trên dải đất Việt Nam tạo thành cộng


    đồng dân tộc Việt Nam [13, tr.5]. Việt Nam là một quốc gia, một cộng đồng dân tộc với


    54 tộc người được chia theo các nhóm ngôn ngữ tộc người.


    Điều dễ nhận thấy là các định nghĩa về tộc người thường nhấn mạnh yếu tố văn


    hóa như là dấu hiệu nhận diện quan trọng về tộc người. Vào những năm 70 của thế kỷ


    trước, Iulian Vlađimirovich Bromlei (Nga) đã từng nhấn mạnh: trong cộng đồng tộc


    người, ngoài những đặc điểm bề ngoài về thể chất của con người mang những dấu hiệu


    chủng tộc ra thì các tộc người còn được phân biệt bằng những đặc điểm khác còn quan


    trọng hơn nhiều, trước hết là những đặc điểm về văn hoá [19, tr.22]. Ở Việt Nam, có lẽ


    cũng khoảng thời gian đó, khi nghiên cứu Quá trình tộc người và mối quan hệ dân tộc ở


    2
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...