Tài liệu Tiếp cận văn hoá các tộc người việt nam bằng con đường nghiên cứu so sánh truyện kể dân gian

Thảo luận trong 'Ngoại Thương - Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TIẾP CẬN VĂN HOÁ CÁC TỘC NGƯỜI VIỆT NAM BẰNG CON ĐƯỜNG NGHIÊN CỨU SO SÁNH TRUYỆN KỂ DÂN GIAN




    Cuộc sống hiện đại trong sự hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh như vũ bão đã


    làm cho nhu cầu nhận thức sâu sắc vấn đề bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và


    văn hoá tộc người trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Coi trọng văn hoá truyền thống


    chính là coi trọng nền tảng sức mạnh tinh thần của dân tộc. Nghị quyết Hội nghị Trung


    ương Đảng lần thứ V khoá VIII đã nêu rõ: “Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng


    đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao


    lưu văn hoá. Cần phải hết sức coi trọng, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền


    thống” [1, tr.63]. Xu thế trở về cội nguồn để khẳng định những giá trị văn hoá truyền


    thống là hướng đi mang tính tất yếu của thời đại. Muốn nhận diện được sự biến đổi văn


    hóa từ truyền thống đến hiện đại trong giao lưu hội nhập trên những bình diện mới giữa


    các quốc gia dân tộc hiện nay thì vấn đề bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và văn


    hóa tộc người có ý nghĩa lớn lao trong việc tham gia đối thoại với các nền văn hóa, văn


    minh trong khu vực và có thể xa hơn, rộng hơn.


    Sự cần thiết của việc nghiên cứu so sánh văn hoá của 54 tộc người trên lãnh thổ


    Việt Nam, nhất là giữa văn hoá của người Kinh (Việt) và văn hoá các tộc người khác đã


    từ lâu được giới nghiên cứu văn hoá Việt Nam đề cập đến. Theo nhiều nhà nghiên cứu


    văn hoá Việt Nam, nghiên cứu so sánh văn hoá người Kinh với văn hoá các tộc người


    khác cư trú trên lãnh thổ Việt Nam thực chất là đặt văn hoá Việt Nam vào bối cảnh Đông


    Nam Á để phân tích, nhận diện.


    Đặt văn học dân gian các thành phần dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam trong bối


    cảnh các mối quan hệ văn hoá tộc người cũng là một định hướng chiến lược của giới


    nghiên cứu văn hoá Việt Nam. Giới nghiên cứu ngày càng thấy rõ ý nghĩa của việc


    nghiên cứu quan hệ lịch sử - văn hoá tộc người đối với việc nhận diện văn hóa Việt Nam


    nói chung. Văn học dân gian với ưu thế về chất liệu ngôn từ trong sự phản ánh thực tại là


    sự tích hợp những giá trị ưu tú nhất của văn hoá dân gian và tiềm ẩn nhiều mạch nguồn


    văn hóa, tư tưởng của dân tộc. Văn học dân gian mang sức nặng của cả một gia tài văn


    hoá được trải nghiệm qua không gian và thời gian, được bảo lưu và trao truyền từ thế hệ


    1
     
Đang tải...