Thạc Sĩ Tiếp cận và phân tích động thái giá cả - lạm phát của Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới bằng một s

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU




    1. Sự cần thiết của đề tài

    Nghiên cứu lạm phát đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn chính sách kinh tế vĩ mô. Lạm phát được kiềm chế trong một giới hạn phù hợp và dự báo trước không những không có hại mà còn giúp cho tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, nếu lạm phát cao thì sẽ gây ra nhiều tổn thất cho phát triển kinh tế và mất ổn định xã hội.

    Sau khi Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới năm 1986 đến nay, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế đã từng bước chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường và càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Trong tiến trình đó, việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô để kiểm soát lạm phát ngày càng phức tạp hơn và đòi hỏi phải áp dụng các nguyên tắc khoa học, phù hợp theo diễn biến kinh tế từng giai đoạn. Trong những năm 1986-1989 lạm phát đều ở mức ba con số. Sang năm 1989, tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống còn hơn 34,7% nhờ thực hiện một số chính sách vĩ mô cơ bản. Tuy nhiên, tỷ lệ này không ổn định nên lạm phát lại tăng lên 67% trong hai năm 1990- 1991. Từ năm 1992, Chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ thận trọng. Chính sách lãi suất thực dương liên tục được duy trì. Các chính sách kinh tế vĩ mô trong giai đoạn này thực sự đã thành công trong việc kiềm chế và duy trì lạm phát ở mức thấp. Sau giai đoạn thiểu phát 1999-2003, từ năm 2004, mức giá chung lại tăng lên, nền kinh tế không còn thiểu phát. Lạm phát năm 2007 là 12,67%, năm 2008 là 19,89%. Để có chính sách phù hợp thì phải tìm đúng nguyên nhân lạm phát. Một số nghiên cứu thiên về quan điểm của phái trọng tiền (monetarist), cho rằng tăng giá hiện nay là do tăng tiền và không có gì khác nhau giữa việc tăng giá vào những năm đầu thập niên 80 so với hiện nay ([17], [25]). Một số nghiên cứu khác thiên về trường phái cơ cấu cho rằng tăng giá hiện nay là do tăng chi phí sản xuất mà nó bắt nguồn từ yếu tố khách quan bên ngoài, việc tăng giá này chỉ nhất thời nên không cần phải có những chính sách cấp bách ([16], [30]). Từ các quan điểm trái ngược nhau có thể dẫn đến các giải pháp rất khác nhau trong việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô. Do vậy, nghiên cứu về lạm phát là một vấn đề tuy không phải mới nhưng rất phức tạp. Để có những đánh giá về diễn biến giá cả -lạm phát (động thái giá cả - lạm phát) tốt hơn cần phải kết hợp cả nghiên cứu định tính và mô hình định lượng trong phân tích.

    Vì sự quan trọng của kết hợp nghiên cứu định tính về lạm phát với định lượng để hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ nên trong những năm gần đây, các nghiên cứu về lạm phát trên thế giới đã chú trọng kết hợp cả hai cách tiếp cận này. Một số nghiên cứu như Callen và Chang
    [42], Gerlach và Peng [49], Hendry [50], . đã sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM để nghiên cứu các yếu tố tác động đến lạm phát Trung Quốc, Ấn Độ. Gali và Gertler [48], Rudd và Whelan [60], . đã sử dụng mô hình đường Phillips để phân tích lạm phát tại Mỹ giai đoạn những năm 2000. Ở Việt Nam, Dodsworth [44], Phan Lê Minh [55], Võ Trí Thành [66] đã sử dụng mô hình trễ đa thức, mô hình SVAR để xác định yếu tố tác động chính lên tỷ lệ lạm phát giai đoạn trước năm 2000; Phan Thị Hồng Hải
    [11], Dương Thị Thanh Mai [20] đã sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để góp phần khẳng định tính phù hợp trong phân tích định tính yếu tố tác động lạm phát giai đoạn trước năm 2003 . Nói chung, cho đến nay, số lượng các nghiên cứu định lượng về diễn biến giá cả - lạm phát ở Việt Nam không nhiều, chủ yếu tập trung giai đoạn 1990 và đầu năm 2000.



    Nhận thức được tầm quan trọng của cách tiếp cận định lượng để phân tích giá cả - lạm phát, luận án đã chọn đề tài nghiên cứu theo hướng tiếp cận bằng các mô hình có thể ước lượng được, với tên đề tài "Tiếp cận và phân tích động thái giá cả - lạm phát của Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới bằng một số mô hình toán kinh tế".



    chương trình nghiên cứu này.






    TRANG PHỤ BÌA

    MỤC LỤC


    LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN .ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG .vi DANH MỤC CÁC HÌNH .vii PHẦN MỞ ĐẦU 1
    TỔNG QUAN .6

    CHƯƠNG 1 9
    MỘT SỐ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT THEO CÁCH TIẾP CẬN MÔ HÌNH 9
    1.1. Giới thiệu chung về lạm phát .9

    1.1.1. Khái niệm lạm phát 9
    1.1.2. Các chỉ số đo lường lạm phát . 10
    1.1.3. Cách tính tỷ lệ lạm phát 16
    1.1.4. Phân loại lạm phát 16
    1.1.5. Tác động của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế . 18

    1.2. Một số mô hình phân tích động thái giá cả - lạm phát .21
    1.2.1. Một số mô hình phân tích giá cả - lạm phát theo lý thuyết kinh tế 22
    1.2.1.1. Mô hình đường Phillips . 22
    1.2.1.2. Mô hình lạm phát cầu kéo . 23
    1.2.1.3. Mô hình lạm phát chi phí đẩy 26

    1.2.1.4. Mô hình lạm phát theo trường phái tiền tệ . 27
    1.2.1.5. Mô hình lạm phát theo quan điểm kỳ vọng 31
    1.2.1.6. Mô hình lạm phát theo trường phái cơ cấu . 33
    1.2.2. Mô hình kinh tế lượng phân tích động thái giá cả - lạm phát . 37
    1.2.2.1. Một số mô hình chuỗi thời gian đơn biến phân tích động thái giá cả - lạm phát 37

    1.2.2.2. Một số mô hình chuỗi thời gian đa biến phân tích động thái giá cả - lạm phát . 41
    1.3. Tóm tắt chương 1 43

    CHƯƠNG 2 45
    PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DIỄN BIẾN GIÁ CẢ - LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2008 45
    2.1. Diễn biến lạm phát trong thời kỳ đổi mới .45
    2.1.1. Giai đoạn 1986-1991 48



    2.1.2. Giai đoạn 1992-1998 54
    2.1.3. Giai đoạn 1999-2003 56
    2.1.4. Giai đoạn 2004-2008 58

    2.2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát Việt Nam giai đoạn gần đây .61
    2.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, kỳ vọng . 61
    2.2.2. Ảnh hưởng của sự thay đổi sản lượng . 63
    2.2.3. Ảnh hưởng của sốc giá thế giới 66
    2.2.4. Tác động của tăng trưởng tiền tệ 68

    2.3. Tóm tắt chương 2 76

    CHƯƠNG 3 78
    XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH ĐỘNG THÁI GIÁ CẢ - LẠM PHÁT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN GẦN ĐÂY . 78
    3.1 Một số kinh nghiệm nghiên cứu về diễn biến giá cả - lạm phát theo tiếp cận mô hình 79
    3.1.1. Một số nghiên cứu trên thế giới 79
    3.1.2. Một số nghiên cứu về diễn biến giá cả - lạm phát Việt Nam . 87
    3.2. Xây dựng mô hình phân tích động thái giá cả - lạm phát theo tiếp cận đường Phillips .92
    3.2.1. Xây dựng mô hình . 93
    3.2.2. Mô tả số liệu và thống kê các biến 96
    3.2.3. Đo lường khoảng chênh lệch sản lượng 97
    3.2.4. Ước lượng mô hình và phân tích kết quả 99
    3.3 Xây dựng mô hình phân tích động thái giá cả - lạm phát theo tiếp cận mô hình kinh tế lượng đơn biến 105
    3.3.1. Mô hình ARIMA mùa vụ để dự báo lạm phát Việt Nam . 105
    3.3.2. Mô hình phục hồi trung bình phân tích động thái giá cả . 109
    3.4. Tóm tắt chương 3 112

    KẾT LUẬN . 115
    MỘT SỐ KIẾN NGHỊ . 116
    KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 119
    NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 120
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
    PHỤ LỤC 128
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...