Tài liệu Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam: Tư Tưởng Nguyễn Du Qua Đoạn Trường Tân Thanh I

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam: Tư Tưởng Nguyễn Du Qua Đoạn Trường Tân Thanh I



    Định Hướng Tùng Thư xuất bản và phát hành 1999
    13G rue de l‘ILL, 67116 Reichstett, France

    Nguyễn Đăng Trúc ISBN 2-912554-10-1


    ISBN 2-912554-36-5
    Tái bản 2004


    Tiếp cận Tư tưởng Việt Nam

    Quyển 2

    Tư tưởng Nguyễn Du qua Đoạn Trường Tân Thanh

    Định Hướng Tùng Thư
    Trung Tâm Nguyễn Trường Tộ
    Tái bản 2004


    Mục Lục

    Tư tưởng Nguyễn Du Trong Đoạn Trường Tân Thanh

    Chương I Vấn đề quốc học và tác phẩm ĐTTT
    Chương II Hệ thống tư tưởng trong ĐTTT

    II.1- Từ nhan đề của tập thơ
    II.2 - Từ bố cục tổng quát tác phẩm

    Chương III Phân tích bản văn ĐTTT

    III.1- Phần dẫn nhập
    Xây dựng nền tảng của tư tưởng

    a. Chủ đề của tác phẩm
    b. Những điểm nổi bật trong sáu câu thơ mở đầu
    c. Cảm thức về hữu hạn tính
    d. Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau

    III.2 - Câu truyện Kiều
    Kiều thân phận con người

    a. Những chỉ dẫn cần thiết để đi vào việc phân tích tư tưởng truyện Kiều
    b. Nội dung của tượng trưng nhân vật Kiều

    III.3 - Cõi người ta là cuộc chiến Tài-Mệnh

    a. Hữu tình ta lại gặp ta
    b. Tính và Tình
    c. Trời xa
    d. Cuộc phiêu lưu lịch sử và các nổ lực giải phóng
    e. Chân trời của hy vọng, thời chung mãn

    III.4 - Phần Tổng Luận
    Trời và Người, Thiện-căn và Tâm

    a. Ngẫm hay muôn sự tại Trời
    b. Tài và Tâm

    Chương IV Yếu tính của tư tưởng qua tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh

    Phụ chú Chữ Trời trong ĐTTT

    Tài liệu tham khảo

    Chương I



    Vấn đề quốc học và tác phẩm

    Đoạn Trường Tân Thanh


    Học giả Dương Quảng Hàm, trong cuốn Việt Nam Văn Học Sử Yếu[1], ở phần tổng kết về lịch sử văn học đã đưa ra nhận định tiêu cực về một nền quốc học độc đáo của dân tộc Việt Nam như sau:

    Những tác phẩm về triết học đã hiếm phần nhiều lại là những sách chú giải, phu diễn (như Tứ thư thuyết ước của Chu An, Dịch kinh phu thuyết và Thư kinh diễn nghĩa của Lê Quý Đôn, Hy kinh trắc lãi của Phạm Đình Hổ), chứ không có sách nào là cái kết quả của tư tưởng độc lập, của công sáng tạo đặc sắc cả.

    Bởi thế, nếu xét về mặt triết học, thì ta phải nhận rằng nước ta không có quốc học, nghĩa là cái học đặc biệt, bản ngã của dân tộc ta.

    Và khi dành một chương riêng để khảo sát về truyện Kim Vân Kiều của Nguyễn Du [2], tác giả họ Dương đã đánh giá tư tưởng của truyện ấy qua câu mở đề rất ngắn ở mục Triết lý truyện Kiều như sau:

    Cái triết lý trong truyện Kiều là mượn ở Phật giáo [3] .

    Tiếp theo mục nầy, là mục nói đến Luân lý truyện Kiều, một đề tài thường được nêu lên nhiều hơn cả trong các công trình nghiên cứu về giá trị của tác phẩm nầy.

    Các nhận định trên đây của học giả Dương Quảng Hàm có thể xem là tiêu biểu cho hướng nghiên cứu của phần lớn các công trình khảo sát tư tưởng Truyện Kiều thường được nhắc đến, dù mỗi tác giả nêu lên những lập luận khác nhau để xét xem triết lý trong truyện là mượn từ Phật giáo hay Nho giáo, đôi lúc còn đối chiếu với cả quan điểm đấu tranh giai cấp theo biện chứng duy vật về lịch sử.

    Sự kiện trong kho tàng văn học Việt Nam không có những tác phẩm với lối trình bày có hệ thống mạch lạc và với lối văn đặc loại để diễn đạt tư tưởng như ở trong truyền thống văn hoá Trung hoa, Ấn độ, Hy lạp .là một sự kiện khách quan [4]. Nhưng qui chiếu vào phương cách diễn tả đặc loại nầy, để đi đến kết luận rằng nước ta không có quốc học, nghĩa là không có một lối tư tưởng điều hành cuộc sống con người, phải chăng học giả họ Dương đã lẫn lộn giữa nội dung và hình thức? hoặc nói cách khác giữa tư tưởng và một phương cách để diễn đạt tư tưởng?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...