Tài liệu Tiếp cận những đối tượng khó thu thuế

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TIẾP CẬN NHỮNG ĐỐI TƯỢNG KHÓ THU THUẾ


    Hiếm có những chuyên gia thuế nào trải qua hơn một ngày tại một đất nước đang
    phát triển mà không nghe những câu chuyện buồn về nỗi khó khăn to lớn người ta phải
    đương đầu trong việc thu thuế những người hành nghề chuyên môn (các bác sĩ, luật sư
    vv ), những người kinh doanh nhỏ, và dĩ nhiên cả những chủ trại khấm khá rơi vào
    phạm vi pháp lý của thuế thu nhập (Taylor, 1967). Như một qui luật, những người này
    chủ yếu hoạt động trong một nền kinh tế tiền mặt. Họ không sẵn lòng cung cấp bất kỳ
    thông tin gì về hoạt động của họ cho cơ quan thuế, và cơ quan thuế thật khó khăn trong
    việc truy tìm những thông tin đó – đôi khi vì những lý do chính trị, nhưng đôi khi chỉđơn
    thuần vì người nộp thuế thực sự không có hồ sơ lưu trữ thông tin. Hơn nữa, cơ quan thuế
    cũng gặp khó khăn tương tự trong việc xây dựng bất kỳ một cơ sở nào khác để dựa vào
    đó mà đưa thu nhập của những người khét tiếng là khó thu thuế này vào trong phạm vi
    điều chỉnh của thuế thu nhập. Kết quả là những người làm công ăn lương tại các nước
    đang phát triển nói chung sẽ cảm thấy bịđánh thuế thái quá, và rất thường xuyên bịđánh
    thuế thái quá so với những người tự làm chủ.


    Một hành động phản ứng trước tình thế này là triển khai loại thuế thu nhập “lập
    biểu” đã được mô tả và phê phán trong chương 17. Một phản ứng khác nữa là ra sức cân
    đối sự rộng rãi không được mong đợi dành cho những người tự làm chủ bằng một sự rộng
    rãi đền bù cho những người làm công; ví dụ thông qua việc tạo ra một hệ thống dự phòng
    miễn thuếđặc biệt như từng thịnh hành ở Jamaica trước cuộc cải cách thuế gần đây (Alm
    và Bahl, 1985). Phương pháp thứ ba, được mô tả trong chương trước, là khôi phục thế cân
    bằng không phải bằng cách hạ thấp thuếđối với những người làm công ăn lương mà là
    tăng thuếđối với những người tự làm chủ (và những người hưởng thu nhập từ vốn) thông
    qua ban hành “thuế tối thiểu” tổng quát. Những khoản thuế như vậy đã tiến tới đóng một
    vai trò quan trọng ngay cả tại những nước phát triển như Hoa Kỳ và Canada trong những
    năm gần đây, và lập luận thiên về phía các loại thuế này xem ra mạnh hơn rõ ràng tại các
    nước phát triển.


    Một phương pháp có liên quan nhưng tương đối khác biệt về nguyên tắc mà cũng
    đi đến cùng một mục đích sẽđược mô tả trong đoạn trích sau đây từ một báo cáo về
    Bolivia. Về cơ bản, phương pháp này cốt yếu là triển khai những kỹ thuật “hợp lý” đặc
    biệt đểước lượng thu nhập trong các ngành khác nhau. Phương pháp này, có lẽđã được
    triển khai sâu rộng nhất ở Israel (Lapidoth, 1977), cũng đã được vận dụng trong những
    chừng mực khác nhau và với mức độ thành công khác nhau ở nhiều nước khác (Bird,
    1983; Tanzi và Casanegra, 1987). Phần chọn lọc sau đây trình bày các ưu điểm – quả thật,
    gần như là sự cần thiết – của một phương pháp như thế tại một nước đang phát triển, và
    mô tả khá chi tiết cách thức tiến tới thực hiện phương pháp đó. Cho dù rõ ràng là các chi
    tiết cần phải thay đổi để phù hợp với tình huống, nhưng phương pháp chung trình bày ở
    đây xem ra đáng được chú ý kỹ lưỡng tại nhiều quốc gia.


    Xem ra chúng ta cũng cần bổ sung thêm hai nhận xét chung về phương pháp hợp
    lý mà đã được tán thành ởđây. Thứ nhất, nhưđã đề cập trong lời giới thiệu của phần này,
    điều quan trọng là phân biệt rõ ràng phương pháp này với hệ thống “thuế khoán” có bề
    ngoài khá tương tự. Trong cả hai phương pháp này, thu nhập đều được ước lượng trên cơ


    R. M. Bird & O. Oldman 1 Biên dịch: Kim Chi
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...