Tiểu Luận Tiếp biến nghệ thuật trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Văn học Trung đại Việt Nam là một bước chuyển mình mạnh mẽ trong toàn bộ tiến trình phát triển của nền văn học nước nhà. Tiếp theo những thành tựu xuất sắc của nền văn học dân gian, bước sang văn học Trung đại, nền văn học viết chính thức ra đời đánh dấu sự trưởng thành về mặt ý thức của dân tộc. Nhìn lại lịch sử thời kì trung đại, chúng ta thật tự hào về thế hệ cha anh với những chiến công rực rỡ gắn liền với tên tuổi của những anh hùng cứu quốc. Trong số đó thì Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung .vv . là những người xuất sắc hơn cả. Gắn liền với tên tuổi của họ không chỉ có những chiến công mà còn có cả những tác phẩm văn học làm rạng danh đất nước đến muôn đời. Đối với Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi chúng ta chỉ biết sự nghiệp của họ qua những thông tin, sự kiện chính được sử sách ghi chép lại. Duy chỉ có Nguyễn Trãi – một vị anh hùng cứu quốc, không những để lại tên tuổi trong sử sách mà còn để lại cả một sự nghiệp văn chương đồ sộ. Văn chương của Nguyễn Trãi thật đặc biệt. Đó là “thứ văn chương có đủ sức để sửa sang việc đời” như Ngô Thế Vinh đã nói. Cuộc đời cầm bút của ông phần lớn dành cho mục đích chính trị. Điều này được thể hiện qua các tác phẩm bằng chữ Hán nhưng lại chứa chan tình cảm của người Việt Nam với đầy đủ phẩm chất đáng quý. Nguyễn Trãi chỉ có duy nhất tập “Quốc âm thi tập” viết bằng chữ Nôm.
    Có thể nói, với tập thơ này, Nguyễn Trãi đã chính thức khơi nguồn dòng thơ Quốc Âm, mở ra một dòng hướng đi mới trong nền thi ca dân tộc. Hơn thế nữa, Quốc âm thi tập còn có ý nghĩa là một sự phá cách, cách tân, khắc phục tính quy phạm, mở rộng đề tài sáng tác thi ca. Bằng ngôn ngữ dân tộc, ông đã khắc họa một cách tinh tế hình ảnh của thế giới tự nhiên và nội tâm con người.
    Đóng góp to lớn của Quốc âm thi tập đó chính là mảng nghệ thuật, và để tìm hiểu sâu hơn vấn đề này, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Tiếp biến nghệ thuật qua Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” làm bài nghiên cứu của mình.

    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4. Phương pháp nghiên cứu
    5. Cấu trúc bài nghiên cứu
    NỘI DUNG
    Chương 1: Những vấn đề lý luận chung
    1.1.Tiếp biến và tiếp biến biến nghệ thuật
    1.2. Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
    1.3. Quốc âm thi tập – Tập đại thành của thơ ca dân tộc
    Chương 2: Tiếp biến nghệ thuật trong Quốc âm thi tập của
    Nguyễn Trãi
    2.1. Quốc âm thi tập- sự tiếp biến về hình thức nghệ thuật
    2.1.1. Cách gieo vần độc đáo
    2.1.2. Cách ngắt nhịp độc đáo, mới mẻ
    2.1.3. Biến thể một số âm tiết trong câu tạo thành thể thơ mới
    2.1.4. Hình
    ảnh thơ vừa hiện đại vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc
    2.2. Quốc âm thi tập – sự vận dụng sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ
    2.2.1. Sử dụng sáng tạo ngôn ngữ dân tộc
    2.2.2. Khuynh hướng Việt hóa ngôn ngữ.

    KẾT LUẬN
    Thơ văn Nguyễn Trãi nói chung và “Quốc âm thi tập” nói riêng, bài nào cũng thắm đượm tinh thần dân tộc, mang hoài bão lớn của tấm lòng “tiên ưu, hậu lạc” (lo trước, vui sau). Sinh ra và lớn lên, được chứng kiến nhiều cảnh đảo điên, vui buồn sướng khổ của xã hội các triều đại Trần, Hồ, Lê, và điều đó phản ánh khá rõ trong thơ chữ Nôm, chữ Hán của ông. Hồn thơ trong “Quốc âm thi tập” có thể coi là một nét của hồn dân tộc. Mỗi hình tượng thơ, mỗi thể loại thơ, mỗi câu chữ ông dùng đều bộc lộ ý tưởng sáng tác, mang dấu ấn riêng, đậm chất dân gian.
    Cùng thời với ông, nhiều nhà thơ sa vào bút pháp ngâm vịnh và lệ thuộc vào nhiều điển cố, điển tích của văn học cổ Trung Quốc. Nguyễn Trãi cũng không thoát khỏi thi pháp cổ điển ấy, nhưng ta vẫn thấy ông có sự tiếp thu sáng tạo theo cách cảm, cách nghĩ, cách biểu hiện mới.
    Với những đóng góp về văn chương và quân sự của ông cho dân tộc, năm 1965, Unesco (Tổ chức Văn hóa- Khoa học- Giáo dục của Liên hợp quốc) đã công nhận ông là Danh nhân văn hoá. Sự nghiệp kinh bang tế thế và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi tuy hai mà một, vằng vặc như sao Khuê. Suốt đời ông ôm một hoài bão lớn vì dân, vì nước đậm tính nhân văn. Đúng như lời ngợi ca của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, văn võ song toàn. Văn là chính trị, chính trị cứu nước, cứu dân, nội trị, ngoại giao, “mở nền thái bình muôn thuở, rửa nỗi thẹn nghìn thu”. Võ là quân sự: chiến lược và chiến thuật “yếu đánh mạnh”, “ít địch nhiều”, “thắng hung tàn bằng đại nghĩa”. Văn và võ đều là vũ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm dao”.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...