Chuyên Đề Tiếng Nga trong tin tức hàng ngày tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU . .2
    A. NHÀ NƯỚC - ГОСУДАРСТВО
    I. Bầu cử - Выборы . 4
    1. Tiến trình bầu cử - Ход выборов . .4
    2. Kết quả bầu cử - Результат выборов . .6
    II. Quốc hội - Парламент . .8
    1. Các cơ quan và chức danh - Органы и должности . .8
    2. Hoạt động - Деятельность . .8
    III. Đảng Cộng sản Việt Nam - Коммунистическая партия Вьетнама . .10
    1. Lịch sử Đảng - История партии . .10
    2. Các cơ quan Đảng và chức danh - Партийные органы и должности . .13
    3. Hoạt động - Деятельность . .13
    IV. Chính phủ - Правительство . 15
    V. Các đoàn thể, tổ chức quần chúng - Массовые организации . 16
    B. NGOẠI GIAO - ДИПЛОМАТИЯ
    I. Ngoại giao đoàn - Дипломатический корпус . .18
    II. Văn kiện ngoại giao - Дипломатические документы . .18
    III. Đàm phán - Переговоры . 21
    IV. Quan hệ quốc tế - Международные отношения . 23
    1. Quan hệ quốc tế - Международные отношения . .23
    2. Các chuyến thăm - Визиты . .26
    C. NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA THẾ GIỚI NGÀY NAY
    ПРОБЛЕМЫ СОВРЕМЕННОГО МИРА
    I. Phát triển con người - Человеческое развитие . .29
    II. Thiên tai - Стихийное бедствие . 33
    III. Khủng bố - Терроризм . .36
    D. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI - В МИРЕ
    I. Một số đảng của các nước - Партии в зарубежных странах . .39
    II. Liên Hợp Quốc - Организация Объединѐнных Наций . .39
    1. Tổ chức và hoạt động - Организация и деятельность . 39
    2. Tuyên bố Thiên niên kỷ - Декларация Тысячелетия . 41
    III. Các tổ chức quốc tế - Международные организации . .43
    KẾT LUẬN . . 44
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . . 45
    1





    LỜI NÓI ĐẦU
    Hiện nay, tiếng Nga đang giữ một vị trí khá khiêm tốn trong số các ngoại ngữ có mặt ở
    Việt Nam. Sau sự sụp đổ của Liên bang Xô viết vào năm 1991, do các nguyên nhân kinh tế,
    chính trị, tiếng Nga mất dần sự hiện diện của mình trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
    riêng. Những năm gần đây chỉ còn một số ít học sinh, sinh viên học tiếng Nga. Họ thực sự là một
    con số quá nhỏ bé so với số lượng người học các thứ tiếng khác. Trong khi đó số lượng giáo
    trình tiếng Nga không phong phú như các ngoại ngữ khác. Ngay tại trường Đại học Ngoại
    thương, sinh viên năm thứ nhất vẫn học giáo trình cũ xuất bản cách đây đã 20 năm. Nói chung
    những tài liệu này kém hấp dẫn sinh viên do mất đi tính thời sự. Công trình này ra đời nhằm giải
    quyết một phần vấn đề trên.
    Báo chí là một kênh thông tin quan trọng trong đời sống hàng ngày. Nó có tính thời sự rất
    cao. Nếu tận dụng được đặc điểm này vào các giáo trình thì việc học ngoại ngữ sẽ trở nên lý thú
    hơn rất nhiều. Thời gian sinh viên tiếp xúc với báo chí không phải là nhỏ. Nếu cũng tận dụng
    được thời gian này thì thời gian học tiếng không những sẽ giảm đi mà chất lượng việc học cũng
    tăng lên do lòng hứng thú học tập dưới một hình thức mới mẻ hơn. Tuy nhiên nếu đưa báo chí

    vào giáo trình thì cũng sẽ gặp phải vấn đề đã đề cập ở trên: sự lạc hậu. Bởi vậy nên đưa giáo
    trình vào báo chí. Có nghĩa là biến mỗi bài báo thành một bài học. Sẽ không còn một sách giáo
    khoa theo từng bài từng chương, từng mục. Mỗi bài báo sẽ là một bài học đầy đủ các kỹ năng
    cần thiết.
    Tài liệu này là một công cụ trợ giúp cho việc đưa giáo trình vào báo chí. Với tài liệu này
    người học có thể học được nhiều điều qua những bài báo, hoặc từ những gì vẫn nghe thấy qua
    đài phát thanh hay truyền hình. Có bao nhiêu sự kiện xảy ra trên thế giới trong một ngày? Những
    sự kiện ấy có thể chia thành bao nhiêu nhóm? Mỗi nhóm lại có những từ, cụm từ hay cách diễn
    đạt nào quan trọng nhất và được sử dụng thường xuyên nhất? Mỗi sự kiện lại được nhắc lại trung
    bình bao nhiêu lần trên các phương tiện thông tin đại chúng? Chính những câu hỏi trên đã gợi ý
    cho việc đưa giáo trình vào báo chí. Việc học thông qua các tin tức như vậy có hai ưu điểm: tính
    thời sự để gây hứng thú cho sinh viên và tính lặp lại để tạo điều kiện ghi nhớ dễ dàng. Bên cạnh
    đó công trình này ra đời sẽ nâng cao và bổ sung vốn từ ngữ tiếng Nga thuộc mảng tin tức thời sự.


    Nó sẽ cung cấp thêm cho những người học tiếng Nga một tài liệu tham khảo cần thiết, bổ ích và
    chính xác.
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cách thức dịch một cách cụ thể tin tức trên các
    phương tiện thông tin đại chúng Việt Nam sang tiếng Nga nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập
    của sinh viên. Phạm vi của công trình là mảng tin tức thời sự, trừ các lĩnh vực sau: kinh tế, văn
    hoá, thể thao. Công trình được hoàn thành dựa trên các phương pháp sau: Phương pháp thu thập,
    đối chiếu, so sánh, phương pháp thống kê, hệ thống và phương pháp suy luận tương tự.
    Công trình gồm bốn phần lớn về những đề tài thường gặp trong những tin tức hàng ngày
    trên báo viết, đài phát thanh, truyền hình. Mỗi phần lớn lại được chia ra nhiều mục nhỏ để tiện
    việc tra cứu. Về mặt hình thức: các mục từ và mẫu câu trong tài liệu được trình bày làm hai cột:
    cột bên trái tiếng Nga và cột bên phải là phần tiếng Việt tương ứng. Các mục từ được sắp xếp
    không theo thứ tự ABC mà được chia theo chủ đề một cách tương đối. Tất nhiên việc dịch một
    bài báo đòi hỏi phải lật giở qua nhiều chủ đề. Một mẫu câu trong đề tài này cũng có thể được sử
    dụng cho đề tài khác. Các từ, khái niệm riêng lẻ thường được viết trực tiếp trong các mẫu câu cụ
    thể. Các mục từ trong công trình này có thể không truyền tải được trọn vẹn nội dung của tin tức,
    nhưng chắc chắn sẽ giúp người học diễn đạt được lại những nội dung chính của tin tức đó từ
    tiếng Việt sang tiếng Nga.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...