Tiểu Luận Tiếng lóng trong sinh viên

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiếng lóng trong sinh viên


    Khái niệm và nguồn gốc của tiếng lóng:
    Tiếng lóng là một hình thức phương ngữ xã hội không chính thức của một ngôn ngữ, thường được sử dụng trong giao tiếp thường ngày, bởi một nhóm người. Tiếng lóng ban đầu xuất hiện giữa những người thuộc tầng lớp dưới của xã hội, nhằm mục đích che giấu ý nghĩa diễn đạt theo quy ước chỉ những người nhất định mới hiểu.
    Tiếng lóng thường không mang ý nghĩa trực tiếp, nghĩa đen của từ phát ra mà mang ý nghĩa tượng trưng, nghĩa bóng
    Đa số các từ lóng có nguồn gốc và được sử dụng tại một địa phương nhất định, đặc biệt là giữa các miền Bắc, Trung, Nam. Nhiều từ có từ rất lâu đời. Một số từ mới bắt đầu xuất hiện trong vài chục năm trở lại, thậm chí chỉ vài năm.
    Quá trình phát triển và những đặc điểm của tiếng lóng:
    Sự phát triển ngôn ngữ lóng trong tiếng Việt vô cùng thú vị và phong phú. Chỉ trong vòng 20 năm qua ít nhất có khoảng năm nghìn từ-ngữ lóng xuất hiện. Nếu bạn biết rằng tiếng Việt phát triển hết sức chậm rãi và “điềm đạm” thì con số đó sẽ gây sửng sốt không kém sự kiện 11/9. Thật tiếc là ở Việt Nam từ trước đến thời điểm gần đây, chưa có ai đi sâu nghiên cứu về lĩnh vực này vì nhiều lí do. Nhất là trong “ý thức” của trí giới ở đây, tiếng lóng là thứ ngôn ngữ bẩn thỉu không đáng quan tâm. Thật là một sai lầm vô cùng to lớn. Tiếng lóng thực sự là nỗi lòng của con người, phản ánh thực trạng ngột ngạt của xã hội và sự cứng nhắc vô nhân tính của luật pháp. Tiếng lóng là tinh thần phản kháng lúc công khai lúc bí mật, là tiếng nói tâm tình, là tinh thần trào lộng, là khí phách, là sáng tạo, là trí tuệ, là đạo đức, là văn minh Ôi 20 năm ấy biết bao nhiêu tình.
    Tiếng lóng ra đời và phát triển như một phương tiện giao tiếp có tính khu biệt, thường được sử dụng trong các nhóm xã hội có cùng mục đích hoạt động như tội phạm, dân chơi, buôn bán (chân chính/gian lận), lính tráng, sinh viên học sinh (nói chung/từng ngành). Dần dần, tùy từng trường hợp, những tiếng lóng có thể mất dần hoặc ngược lại, nó lại thâm nhập sâu rộng hơn vào ngôn ngữ chung của xã hội. Những từ như “cực kỳ”, “bóc lịch” (đi tù), “ổ quỷ” (nơi chứa chấp và hành nghề mại dâm), “sách ba xu” (sách có nội dung đơn giản, nghèo nàn, rẻ tiền), “thượng đế” (khách hàng), “thủy quái” (bọn trộm cướp trên sông nước), xuất thân giang hồ nay đã vào ngồi trên báo đảng và các văn bản chính thức khác của nhà nước. Có những khi các từ ngữ trong ngôn ngữ chính thống lại trở thành tiếng lóng do những đặc thù về ngữ nghĩa có tính thời sự hay trớ trêu.
    Tiếng lóng là một hiện tượng tự nhiên, vì vậy không thế lực nào có thể điều khiển hay áp đặt được pháp luật với nó. Mọi thứ quy luật hay quy định, quy chế trên đời đều thường được khảo cứu dưới dạng đi theo sau thực tiễn, để giúp cho con người ta có thể thích ứng được với thực tiễn. Tuyệt không có một quy chế nhân tạo nào có thể làm thay đổi hay đè nén mãi mãi được thực tiễn, không biết được điều đó là không được vậy. 1. Tiếng lóng là một hiện tượng ngôn ngữ học xã hội khá phức tạp và theo chúng tôi, ở nước ta chưa được để tâm nghiên cứu và khai thác một cách thoả đáng. Đến nay, như chúng tôi biết, mới chỉ có cuốn "Tiếng lóng Việt Nam" của tác giả Nguyễn Văn Khang in từ năm 2001.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...