Tiểu Luận Tiến trình lịch sử việt nam các cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước trong thời kỳ tự chủ

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Tiến trình lịch sử việt nam các cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước trong thời kỳ tự chủ​
    Information
    Việt Nam nằm trên vị trí giao thông quan trọng giữa khu vực châu Á với các luồng giao thông quốc tế. Đây chính là cửa ngõ để các nước trong khu vực có cái nhìn ra biển đồng thời là khu vực mà các nước quốc tế đều đi qua. Chính vì thế trong lịch sử, Việt Nam luôn là một quốc gia bị đe doạ về quân sự từ các nước trong khu vực. Đặc biệt là trong thời kỳ trung đại, Trung Quốc là một nước lớn luôn có tư tưởng "bình thiên hạ", mở rộng lãnh thổ xuống phương nam, bắt các nước nhược tiểu phải thần phục và triều cống. Việt Nam là một trong những nước luôn nằm trong sự đe doạ sử dụng quân sự để xâm lược từ người láng giêng phương Bắc.
    Năm 905, Khúc Hạo, một hào trưởng ở đất Hồng Châu đã nổi dậy giành quyền tự chủ, cắm một mốc son quan trọng trên bước đường độc lập tự chủ của dân tộc. Nối tiếp sự nghiệp của Khúc tiên chúa, Khúc Thừa Dụ, Khúc Thừa Mỹ đều nối tiếp tự chủ. Nhưng nền tự chủ của họ Khúc không được kéo dài.
    Năm 938, nhân việc Kiều Công Tiễn giết chết chủ tướng của mình là Dương ĐInhg Nghệ để cướp quyền, trong nước rối loạn. Ngô Quyền-con rể Dương Đình Nghệ đang trấn thủ ái châu lập tức đem quân ra Đại La (Hà Nội ngày nay) để hỏi tội Kiều Công Tiễn. Hoảng hốt và lo sợ, Kiều Công Tiễn đã vội vàng sai người sang cầu cứu nhà Nam Hán-một tiểu triều đình cát cứ ở vùng Quảng Đông. Chớp cơ hội ngàn năm, vua Nam Hán là Lưu Cung lập tức phong con là Hoằng Tháo làm Vạn Vương, chuẩn bị thuyền bè sang tấn giúp Kiều Công Tiễn-thực chất là sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở biên giới để làm thanh viện cho Hoằng Tháo .
    Trước nguy cơ bến ngoài kẻ thù đang lăm le, bên trong phản loạn vẫn còn, Ngô Quyền chủ trương trong dẹp yên nội loạn, sau đó dốc toàn lực để chống đánh bên ngoài. Ngô Quyền bao vây thành Đại La, tiêu diệt toàn bộ lực lượng phản loạ của Kiều Công Tiễn. Dẹp xong thù trong, Ngô Quyền lại bắt tay vào việc chuẩn bị chống ngoại xâm.
    Trước thế giặc, Ngô Quyền họp bàn tướng lĩnh, bàn rằng: Hoằng Tháo là đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính mỏi mệt, lại nghe tin Kiều Công Tiễn chết tất mất vía. Ta cho người đóng cọc ở cửa sông, dụ thuyền địch vào, không kế gì hay hơn kế đấy cả. Để chuẩn bị cho chiến trường, Ngô Quyền chọn vùng cửa sông Bạch Đằng làm trận địa quyết chiến chiến lược. Ông cho người đóng cọc, đầu vạt nhọn, bịt sắt xuống lòng sông. Hai bên bờ sông ông đều cho quân mai phục.
    Cuối năm 938, Hoằng Tháo hùng hổ cùng đoàn thuyền chiến tiến vào vùng cửa sông Bạch Đằng. Ngô Quyền cho quân ra đánh rử địch vào sâu trong trận địa. Tuổi trẻ hiếu thắng, Hoằng Tháo hùng hổ thúc quân đuổi đánh. Vào đến trận địa mai phục, Ngô Quyền tung quân ra đánh. Nước triều rút nhanh, thuyền địch va vào cọc nhọn bị đắm rất nhiều. Thuyền quân ta nhỏ gọn thừa cơ bao vây, chia cắt để tiêu diệt quân địch. Hoằng Tháo cùng toàn bộ đội chiến thuyền của y bị vùi sâu dưới lớp sóng bạc của sông Bạch Đằng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...