Thạc Sĩ Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây (1998 - 2010)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2014
    Đề tài: Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây (1998 - 2010)
    Định dạng file word




    MỤC LỤC
    Trang
    TRANG PHỤ BÌA i
    LỜI CAM ĐOAN ii
    MỤC LỤC iii
    BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG ix
    DANH MỤC CÁC HÌNH x
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu. 4
    3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu. 10
    4. Phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu. 11
    5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 12
    6. Đóng góp của luận án. 13
    7. Bố cục của luận án. 14
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ CỦA HỢP TÁC KINH TẾ GIỮA CÁC NƯỚC THUỘC HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG TÂY 15
    1.1. Một số cơ sở lý thuyết về quan hệ kinh tế quốc tế. 15
    1.1.1. Khái niệm về hợp tác và hội nhập kinh tế khu vực. 15
    1.1.2. Lý thuyết về lợi thế so sánh. 16
    1.1.3. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của quốc gia. 16
    1.1.4. Thuyết tự do thương mại 17
    1.1.5. Thuyết bảo hộ mậu dịch. 17
    1.1.6. Khái niệm “hành lang kinh tế”. 18
    1.2. Khái niệm “Hành lang kinh tế Đông Tây”. 19
    1.3. Bối cảnh quốc tế và khu vực. 20
    1.4. Khái quát hợp tác kinh tế giữa Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam trước năm 1998 28
    1.5. Sáng kiến của Ngân hàng Phát triển châu Á và Nhật Bản. 32

    1.5.1. Vai trò của Ngân hàng Phát triển châu Á 32
    1.5.2. Vai trò của Nhật Bản. 33
    1.6. Đặc điểm của Hành lang kinh tế Đông Tây. 35
    CHƯƠNG 2. SỰ TIẾN TRIỂN CỦA CÁC LĨNH VỰC HỢP TÁC KINH TẾ GIỮA CÁC NƯỚC THUỘC HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG TÂY (1998 - 2010) 42
    2.1. Nguyên tắc hợp tác và cơ chế hoạt động của Hành lang kinh tế Đông Tây. 42
    2.2. Hợp tác đầu tư giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây. 47
    2.2.1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. 47
    2.2.2. Đầu tư xây dựng các khu kinh tế. 51
    2.2.3. Thu hút đầu tư của các nước và các địa phương thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây 53
    2.3. Hợp tác thương mại 59
    2.4. Hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải và du lịch. 64
    2.4.1. Hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải 64
    2.4.2. Hợp tác trong lĩnh vực du lịch. 70
    2.5. Hợp tác trong các lĩnh vực khác. 82
    2.5.1. Hợp tác nông và công nghiệp. 82
    2.5.2. Hợp tác năng lượng. 84
    2.5.3. Hợp tác xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn. 87
    CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TIẾN TRÌNH HỢP TÁC KINH TẾ GIỮA CÁC NƯỚC THUỘC HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG TÂY (1998 - 2010) 90
    3.1. Tác động của tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây 90
    3.1.1. Tác động đối với các nước thành viên. 90
    3.1.1.1. Tác động đối với Myanmar. 93
    3.1.1.2. Tác động đối với Thái Lan. 94
    3.1.1.3. Tác động đối với Lào. 97
    3.1.1.4. Tác động đối với Việt Nam 100
    3.1.2. Tác động đối với hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng. 105
    3.1.3. Tác động đối với hợp tác ASEAN 107
    3.2. Những thành tựu và hạn chế. 112
    3.2.1. Thành tựu. 112
    3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân. 116
    3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây. 127
    3.4. Các gợi mở chính sách tham gia của Việt Nam trong hợp tác kinh tế Hành lang kinh tế Đông Tây 133
    3.4.1. Đóng góp của Việt Nam trong tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây (1998 - 2010). 133
    3.4.2. Các gợi mở chính sách cho Việt Nam 135
    3.5. Triển vọng của hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây 145
    KẾT LUẬN 150




    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI toàn cầu hoá, khu vực hóa tiếp tục phát triển sâu rộng và tác động tới tất cả các nước. Các quốc gia lớn nhỏ đang tham gia ngày càng tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển.
    Trong xu thế phát triển chung của nhân loại, song song với quá toàn cầu hoá, cạnh tranh mang tính quốc tế vẫn tiếp tục gia tăng không kém phần gay gắt. Đáp lại thực tế mang nhiều thách thức đó, nhiều nước đang phát triển đã nhận thức rằng phải hợp tác với các nước láng giềng của mình để đảm bảo cho các nguồn lực: tự nhiên, con người, cũng như tiền vốn được sử dụng một cách hiệu quả. Mặt khác, hoạt động mậu dịch, đầu tư cùng nhiều loại hình kinh doanh có xu hướng vượt ra ngoài biên giới quốc gia ngày càng mạnh, đòi hỏi các chính phủ phải tiến hành hợp tác khu vực và hợp tác tiểu vùng để tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh.
    Trong hoàn cảnh đó, Ngân hàng phát triển Châu Á đã đề xuất sáng kiến Hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) vào năm 1992. Các nước thành viên của Hợp tác GMS bao gồm 5 nước (Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam), và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, Trung quốc. Hợp tác GMS bao gồm 10 lĩnh vực là: (1) Giao thông tận tải; (2) Năng lượng; (3) Môi trường; (4) Du lịch; (5) Bưu chính Viễn thông; (6) Thương mại; (7) Đầu tư; (8) Phát triển Nguồn nhân lực; (9) Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và (10) Quản lý nguồn nước [73, tr1].
    Tại Hội nghị lần thứ 8 các Bộ trưởng GMS, tổ chức tại Manila (Philippines) tháng 10/1998, có 5 dự án hành lang được đưa ra thảo luận, trong đó hội nghị đã thống nhất ưu tiên thực hiện Hành lang kinh tế Đông tây (EWEC). Hành lang kinh tế Đông Tây là chương trình hợp tác phát triển tổng thể nhằm mục tiêu phát triển liên vùng nghèo bao gồm lãnh thổ lớn kéo dài từ miền Trung Việt Nam lên Trung Hạ Lào, Đông Bắc Thái Lan và đến tận Myanmar.
    Sự ra đời của Hành lang kinh tế Đông Tây sẽ đem lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho các quốc gia thành viên. Đây là cơ hội cho các quốc gia tiếp cận tốt hơn các nguồn tài nguyên khoáng sản, hải sản và năng lượng phục vụ cho các ngành sản xuất và chế biến; tạo điều kiện phát triển cho các thành phố, thị trấn nhỏ dọc hành lang đồng thời thúc đẩy thương mại xuyên biên giới; thu hút đầu tư từ các nguồn địa phương, khu vực và thế giới; phát triển các hoạt động kinh tế mới thông qua việc sử dụng hiệu quả không gian kinh tế và hình thành khu vực kinh tế xuyên quốc gia; mở cửa cho hàng hoá của Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam và Trung Quốc thâm nhập vào các thị trường đầy tiềm năng của Nam Á, Đông Á, châu Âu và châu Mỹ. Ngoài ra, hành lang còn là môi trường để thử nghiệm các chính sách kinh tế mới, đặc biệt là ở Myanmar, Việt Nam và Lào. Hành lang kinh tế Đông Tây cũng đã mở ra những cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực cho các địa phương thành viên.
    Sự ra đời của Hành lang kinh tế Đông Tây bên cạnh xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá và liên kết tiểu vùng thì nguyên nhân cơ bản nhất đó là xuất phát từ nhu cầu phát triển của mỗi nước thành viên. Cả Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam đều ủng hộ và hưởng ứng sáng kiến hợp tác EWEC bởi vì tham gia hợp tác và phát triển trong Hành lang kinh tế Đông Tây sẽ giúp cho mỗi nước phát huy được lợi thế của mình đồng thời tranh thủ các điều kiện của các nước láng giềng trong quá trình phát triển nền kinh tế đất nước. EWEC còn có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt kinh tế - xã hội, hợp tác phát triển và xoá đói giảm nghèo cho các địa phương và các nước thành viên.
    Trong số các thành viên của ASEAN, Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam là những nước láng giềng gần gũi, có quan hệ gắn bó qua các thời kỳ lịch sử. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường hợp tác Tiểu vùng của Việt Nam hiện nay, việc tìm hiểu các mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước láng giềng không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn và có tính thời sự cấp thiết.
    Đối với Việt Nam, lưu vực sông Mekong có ý nghĩa chiến lược về kinh tế - xã hội, môi trường, sinh thái và an ninh, quốc phòng. Việt Nam nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ của các tuyến giao thông quan trọng trong lưu vực sông Mekong. Mục đích cơ bản của những chương trình hợp tác tiểu vùng Mekong phù hợp với chủ trương chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Bởi vậy, Việt Nam ủng hộ và tham gia tích cực, là thành viên của hầu hết các chương trình dự án này. Việt Nam đã và đang xúc tiến việc lập kế hoạch tổng thể tham gia tiến trình hợp tác phát triển lưu vực sông Mekong nhằm khai thác cao nhất lợi thế của mình trong khu vực, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của các chương trình này. Việt Nam đã tham gia hợp tác tiểu vùng GMS kể từ khi Sáng kiến GMS được khởi xướng từ năm 1992. Việt Nam cũng là nước tích cực tham gia hợp tác trên EWEC.
    Kể từ khi chương trình hợp tác Hành lang kinh tế Đông Tây được hình thành cho đến năm 2010, đã nhận được sự quan tâm của chính phủ các nước, các nhà tài trợ quốc tế, đặc biệt là Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Nhật Bản; sự quan tâm của các địa phương trên tuyến hành lang, của cộng đồng doanh nghiệp và hàng chục triệu người dân trong vùng EWEC. Nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực đã được triển khai để hiện thực hóa những ý tưởng và mục tiêu tốt đẹp của Hành lang kinh tế Đông Tây. Những hoạt động đó đã đưa lại những kết quả rất đáng ghi nhận cho quá trình phát triển của EWEC như: Một số cơ chế hợp tác đã được hình thành, một số dự án hỗ trợ đã được triển khai, và nhiều sự kiện liên quan đến Hành lang kinh tế Đông Tây đã được tổ chức, tiêu biểu như sự kiện Tuần lễ EWEC 2007 tại Đà Nẵng, do Bộ Ngoại giao Việt Nam và UBND thành phố Đà Nẵng đồng chủ trì với chủ đề “Hành lang hữu nghị và hợp tác kinh tế: Từ ý tưởng đến hiện thực”, đã góp phần nâng cao nhận thức và hành động của các nhà tài trợ quốc tế, của chính phủ các nước, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp trên hành lang về những cơ hội phát triển của Hành lang kinh tế Đông Tây. Song song với điều kiện hạ tầng cứng của hành lang như: giao thông, viễn thông, năng lượng, tiếp tục được nâng cấp, hạ tầng mềm với các chính sách nhằm tạo điều kiện thông thoáng về thủ tục cho sự lưu thông của người và hàng hóa đã được chính phủ các nước quan tâm cải tiến. Các nhà tài trợ đã có những hỗ trợ tích cực, hiệu quả. Các địa phương dọc trên tuyến hành lang đã tích cực cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư, thúc đẩy hợp tác, tạo sự liên kết kinh tế - văn hóa Các doanh nghiệp đã năng động tìm kiếm các cơ hội đầu tư, góp phần biến những tiềm năng thành lợi ích kinh tế thực sự
    Quá trình hình thành và phát triển Hành lang kinh tế Đông Tây từ năm 1998 đến nay đã đạt được những thành tựu bước đầu và có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế, xã hội của các nước và các địa phương dọc theo hành lang. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, sự hợp tác giữa các nước nằm dọc Hành lang




    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
    1. Minh Anh (2009), Không ngừng thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan, ngày truy cập 19.7.2013,
    www.cpv.org.vn - Không ngừng thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan
    2. Huỳng Phương Anh (2010), Những yếu tố dẫn tới sự thay đổi chính sách của Nhật Bản đối với Tiểu vùng MeKong, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Nhật Bản và các nước tiểu vùng Mekong - mối quan hệ lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, tr155-165.
    3. Nguyễn Bá Ân (2010), Về định hướng phát triển Hành lang Kinh tế Đông - Tây trong tổng thể quy hoạch phát triển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung, Hành lang Kinh tế Đông - Tây, UBND tỉnh Quảng Trị - Bộ ngoại giao - Báo Thế giới & Việt Nam, Đông Hà, tr28-31.
    4. Ban thư ký ASEAN (1995), Triển vọng kinh tế vĩ mô của ASEAN, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    5. Ngô Xuân Bình (chủ biên) (2000), Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ sau chiến tranh lạnh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
    6. Bùi Quang Bình (2010), Hành lang Kinh tế Đông - Tây phía Việt Nam - những bất cập và kiến nghị, Hành lang Kinh tế Đông - Tây, UBND tỉnh Quảng Trị - Bộ ngoại giao - Báo Thế giới & Việt Nam, Đông Hà, tr36-41.
    7. Nguyễn Văn Bình (2013), Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo phát triển kinh tế, thương mại vùng biên giới, Tin tức sự kiện, BQL KKT tỉnh Quảng Trị, ngày 06/02.
    8. Trương Văn Bính (2008), Những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Nghệ An - Xiêng Khoảng thời kỳ 1975-2005, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 9, Tr.44-58.
    9. Bộ ngoại giao (1998), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    10. Cảng Đà Nẵng (2011), Truyền thống cảng Đà Nẵng, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng.
    11. Chanvit Vasayangkura (2010), Tầm quan trọng của EWEC trong mối liên hệ với sự phát triển kinh tế của tỉnh Mukdahan, Hành lang Kinh tế Đông - Tây, UBND tỉnh Quảng Trị - Bộ ngoại giao - Báo Thế giới & Việt Nam, Đông Hà, tr12-13.
    12. Văn Hữu Chiến (2010), Kiến nghị chính sách để nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng Hành lang Kinh tế Đông - Tây, Hành lang Kinh tế Đông - Tây, UBND tỉnh Quảng Trị - Bộ ngoại giao - Báo Thế giới & Việt Nam, Đông Hà, tr16-19.
    13. Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của Khu Kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, ngày truy cập 02/01/2013,
    Cổng thông tin doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Trị - Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của Khu Kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo
    14. Lê Đình Chỉnh (2000), “Hồ Chí Minh với quan hệ đặc biệt Việt - Lào”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 41, tr80.
    15. Lê Đình Chỉnh (2009), Vài nét về quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào trong thời kỳ đổi mới 1986-2000, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6, Tr.36-39.
    16. Clive J.Christie (2000), Lịch sử Đông Nam Á hiện đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    17. Nguyễn Văn Cường (2007), Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Lào và Campuchia (1991 - 2006), Luận văn thạc sĩ sử học, Đại học sư phạm Huế, Huế.
    18. Trần Ngọc Danh (1999), Bác Hồ ở Thái Lan, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
    19. D.G.E.Hall (1997), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    20. Nguyễn Ngọc Dung (2002), Sự hình thành chủ nghĩa khu vực ASEAN, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
    21. Nguyễn Duy Dũng (2001), Xu hướng đầu tư và ODA của Nhật Bản thập niên đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 3, tr15-22.
    22. Nguyễn Duy Dũng - Nguyễn Ngọc Hà (2010), Sự phát triển của Tiểu vùng sông Mê Công (GMS) và vai trò của Nhật Bản, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới, số 11, tr39-47.
    23. Nguyễn Duy Dũng (2009), Cửa khẩu Bờ Y - khu kinh tế động lực trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 8, Tr.25-31.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...